Sunday, March 12, 2017

Ẩm Thực Miền Tây - Cá Bống Dừa Đậm Chất Tình Quê Hương Sông Nước Miền Tây

Miền Tây không chỉ biết đến là quê hương của những vườn  cây lành, trái ngọt, ở đây còn có những dòng sông hiền hòa xuôi chảy, mang nguồn lợi tôm cá dồi dào trong đó có cá bống dừa. Một loài cá chẳng cao sang nhưng mang cả tình quê sông nước. Cá bống dừa thường sống môi trường nước lợ và nước ngọt, ven các con rạch, con sông lớn, đặc biệt nhiều nhất ở các nơi có bụi dừa nước, cá bống dừa to nhất khoảng nữa cổ tay trẻ con, thân đen trũi có vảy nhuyễn nhiều nhớt nên rất trơn, tuy nhiên chúng rất dể bắt và tập tính sống trú ẩn trong hang, hóc, khe giữa của các bập dừa, có lẽ vì vậy mà cá bống dừa luôn là đối tượng săn bắt của đám trẻ quê .
ẩm thực miền tây 
 Cá bống dừa có quanh năm nhưng mùa cá rộ nhất là tháng 6 đến tháng 8 âm lịch, thời điểm này bọn trẻ quê tôi vẫn thường ý ới gọi nhau cùng đi câu, bắt cá bống dừa, bởi đi câu được coi là cách bắt cá nhàn nhất. Là trẻ con nhưng mấy cậu con trai chốn quê rất thạo trong việc câu cá, từ làm cần câu đến tìm chọn mồi câu. Thông thường mồi câu được chọn là con trùng đất, đây là món khoái khẩu của những chú cá bống dừa đen nhũi, tuy cá bống dừa háo ăn, thả câu chẳng bao lâu là đã dớp mồi, nhưng câu cá phải kiên nhẫn chờ đợi, bởi không phải lúc nào cũng chọn đúng chổ có cá, vậy nên khi thì câu cạnh bờ sông khi thi phải thả mồi câu theo các con rạch nhỏ, để rồi cảm giác bồng bềnh trên chiếc xuồng câu chờ cá đớp mồi sẽ là kỷ niệm inh sâu về vùng sông nước thanh bình .

 Hồi ấy ngoài cách đi câu còn có cách mò cá bằng tay hay còn gọi là đi thục cá, cũng có thể bắt được cá bống, vào những ngày nước lớn cá bống len lỏi vào các bụi dừa nước trú ngụ, khi nước ròng mắc kẹt lại, cứ thế theo các bập dừa nhẹ nhàng một tay đặt chiếc rổ tre chặn ngách, 1 tay dung cộng tre thọc sâu vào kẻ hở, giữa hai bập dừa nước, để khi bắt được chú cá bống dừa đen nhẽm thì khoái chí vô cùng bởi có đứa trẻ quê nào mà không mê bắt cá .

 Với người lớn để bắt cá bống dừa họ thường phải dùng lợp sẻ được nhiều cá và cũng không tốn thời gian. thuở trước chiếc lợp được làm từ lá dừa nước, chăm lại và đan ốp vào nhau thành hình ống, lợp bằng lá nhưng cũng phải có hom lợp, chiếc hom lợp được làm từ những thanh trúc và bền bằng sợi dây bồng bong mọc hoang trong vườn, vì cá bống chui vào từ phần hom, nên hom lợp phải làm cho khéo và êm .

 Mồi để đặt lợp nhữ cá là các loài động vật có mùi tanh nồng như con ốc, con cua, con còng. Hồi xưa ở miệt sông này, cá bống dừa nhiều vô kể nên chỉ cần vài chiếc lợp bằng lá thôi cũng có thể bắt được cá đủ ăn cả ngày. Hồi đó đi bắt cá bống dừa đôi khi chỉ là thú vui, những lúc nhàn rỗi của những người chân lắm tay bùn để đổi món trong bửa cơm thường ngày chứ chẳng buôn bán gì .

 Cá bống dừa bắt về được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng có lẽ quên thuộc nhất trong bửa cơm gia đình ở thôn quê là cá bống kho tiêu, cá bống làm sạch vảy ướp chút gia vị và kho trong nồi đất thì quả là ngon hết sảy, vậy thôi mà cá bống dừa kho tiêu cũng thơm lừng một góc nhà quê .

 Cá bống kho tiêu thịt dai ngon ngọt vị phù sa từ sông rạch quê hương, hòa quyện cùng với sự mặn mà từ gia vị, cai nồng từ tiêu cùng với dĩa rau nhãn lồng luộc, ăn với cơm trắng thì không còn gì bằng. Bửa cơm gia đình với món ăn dân giả càng làm đong đầy thêm sự gắng kết của tình cảm gia đình để rồi những ai đã từng gắng bó với sông nước kênh rạch thì khó mà quên được món ăn quen thuộc quê mùa từ con cá bống dừa. Ca bống dừa không chỉ làm thức ăn hàng ngày mà nó còn có giá trị kinh tế tạo them nguồn thu nhập cho bà con .

 Những chiếc lợp cá được cải biến thành chiếc lợp tre, trúc bền đẹp và hơn, để bắt được nhiều cá, mỗi gia đình theo nghề bắt cá bống dừa thường tự đan cho mình khoảng trăm cái lợp trở lên. Người làm nghề bắt cá bống dừa hầu như ai cũng biết rỏ đặc tính của loài cá này để bắt chúng hiệu quả . thời điểm cá chạy nhiều nhất là con nước lớn, lúc này người dân tranh thủ mọi công đoạn cho việc đặt lợp bắt cá, người đặt lợp cũng phải biết chọn chổ hướng miệng hom theo chiều nước chảy để cá bống lội người dòng đánh hơi mùi chui vào, nơi thích hợp nhất là các mương rạch có nhiều cỏ , lục bình đặc biệt là ở các bập dừa nước. Tuy hơi khó lội nhưng trúng cá nên người làm nghề phải chịu thương chịu khó lắm, nếu biết đặt đúng chổ mỗi buổi như vậy có thể kiếm được vài kg cá là chuyện bình thường .


 Nhưng rồi theo thời gian, kinh tế phát triển, con cá bống dừa không chỉ là món ăn trong bửa cơm đạm bạc chốn quê, bây giờ nó được nhiều người biết đến và ưa chuộng như loại cá ngon của vùng sông nước phù sa, nhưng nó dần ít đi không có nhiều như ngày trước. Ngẫm ra cá bống dừa sông quê mộc mạc dung dị nhưng lại đậm ân tình để rồi nếu có dịp gặp cá bống dừa nơi đâu hay được thưởng thức món ăn từ cá bống dừa thì chưa chạm đến vùng ký ức xa xăm của chốn quê sông nước, vậy mới thấy chỉ cần con cá bồng, cọng rau đồng cũng đủ nuôi lớn tâm hồn những đứa con đồng đất , nuôi lớn những kỷ niệm tuy đơn sơ mà đông đầy dấu ấn tình quê sông nước .
Bài Trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan