Friday, July 7, 2017

mãi nhớ mùa thốt nốt ở quê tôi

Một mùa thốt nốt nữa lại về, người dân quê tôi tất bật với những công việc: hứng nước đường từ những chùm hoa thốt nốt. Từng giọt nước đường đang chờ được đem về và từ những giọt nước đó qua sự cần cù của người dân quê mình sẽ tạo ra một đặc sản thơm ngon tuyệt hảo.

 Thốt nốt thuộc họ cau dừa tàu lá giống lá cọ nhưng rộng hơn, trái thốt nốt mọc thành chùm giống như buồn dừa nhưng nhỏ hơn. Thốt nốt có tuổi thọ rất cao, hàng trăm năm vẫn còn ra trái, thốt nốt cho lượng nước nhiều nhất vào khoảng thời gian trước Tết và kéo dài đến hết tháng 5 âm lịch, người dân quê tôi gọi đó là mùa thốt nốt.

 Xem thêm :
kỷ niệm mùa thốt nốt


 Ngày xưa mỗi khi mùa thốt nốt về các chú các bác trong xóm sửa lại mấy cái ống tre cũ và đi tìm tre tươi để làm các ống tre mới để hứng nước đường. Nghe ông tôi kể, việc dùng ống tre hứng nước đường là một công đoạn trong quy trình làm ra đường thốt nốt.

 Chuyện về 1 ông nông dân chăn bò nằm nghỉ trưa bên gốc cây thốt nốt, có giọt nước từ trên cây rơi xuống miệng, thấy nước thốt nốt ngọt, thơm ông dùng ống tre hứng nước mang về nhà. Nước thốt nốt để lâu ngày bị hư không dùng được, người ta mới nghĩ cách nấu đường như hiện nay, từ đó người dân giữ tập quán dùng ống tre hứng nước thốt nốt cho đến ngày nay cho đến khi có ống nhựa, vì phải xách nhiều ống leo lên cây thốt nốt nên người dân đã đổi sang ống nhựa để giảm trọng lượng khi leo lên cây.

 Xóm tôi hồi đó đất rộng người thưa cả dãy đất chỉ có vài nóc nhà, dân tộc đông nhất ở đây là người Khmer kinh tế chủ yếu dựa vào cây tiêu và cây thốt nốt. tiêu được trồng trên những ngọn đồi, còn phần đất bằng phẳng dưới chân đồi là ruộng, nhưng mỗi năm cũng chỉ là được có 1 vụ, vì điều kiện tự nhiên nơi đây không thuận lợi cho việc trồng lúa. Phần đất trống để cỏ mọc dùng để nuôi bò, phần còn lại chủ yếu là cây thốt nốt. Cây này đã gắn bó với người dân quê tôi hàng trăm năm qua,

 Cây thốt nốt cho nhiều lượng nước nhất là vào buổi sáng sớm và chiều tối, 1 ngày chỉ lấy nước được 2 lần nên ai cũng tranh thủ đi lấy cho nhanh đủ nước để nấu đường. thời gian ban ngày chỉ có 12h đồng hồ, người đàn ông dành nữa thời gian ấy cho việc đi lấy nước thốt nốt.

 Ông tôi biết lấy nước và nấu đường từ thời thanh niên, khi cưới bà tôi về thì 2 người chỉ có mãnh đồi tiêu nhỏ phía sau nhà và nghề nấu đường của gia đình tổ tiên để lại. nghề nấu đường mang lại nguồn thu nhập hàng ngày có đầu ra đầu vô là nguồn sống chính của cả gia đình. Hàng ngày ông đi lấy nước, bà ở nhà nấu đường. Vậy mà ông và bà cũng làm công việc này hơn 40 năm rồi.

 Không chỉ riêng ông tôi mà những lão nông khác trong xóm cũng vậy thậm chí có người 70 tuổi vẫn còn đi lấy nước thốt nốt nấu đường, hàng ngày các cụ phải leo lên leo xuống hàng chục cây thốt nốt cao hơn chục mét vài chục lần chỉ với mỗi chiếc thang tạm bợ, đó là cây tràm có đóng nhiều cây dọc hoặc đó chỉ làm 1 cây tre. Khi nào thấy mệt và đói thì bẻ mấy trái thốt nốt xuống gốc cây ngồi ăn và uống nước thốt nốt cho đở đói, trái và nước thốt nốt đều có mùi thơm nhẹ và vị ngọt thanh.

 Nhà nào cũng có lò đất và 1 cái chảo gang hay dơn giản chỉ là 1 thao nhôm lớn bắt lên bếp. Đàn ông dành nhiều thời gian cho cây thốt nốt, còn người phụ nữ thì ở nhà nấu đường và vệ sinh mấy ống chai cho sạch để lấy nước ngày hôm sau, cuối cùng là đánh đường cho đặc quánh lại mới dùng được. công việc ấy cứ xoay vòng như vậy qua bao đời nay.

 Đường thốt nốt có màu trắng ngà là ngon nhất có vị ngọt diu và thơm, hương thơm rất riêng không lẫn với bất kỳ loại đường nào, đường thốt nốt nguyên chất có thể để cả năm vẫn không bị hư. Người lớn xoay vòng với những công việc lấy nước nấu đường còn bọn trẻ con chúng tôi thì chỉ lượm những trái thốt nốt chín mùi rơi rụng dưới gốc cây để ăn hoặc làm bánh thốt nốt trong buổi chơi nhà chòi, mùi thơm từ trái thốt nốt thật dịu nhẹ, trái thốt nốt làm quạt mất giữa trưa, là nón che đầu, là mái nhà chòi bé xinh, trong những buổi cho bò ăn cỏ, giữa cái nắng như thiêu như đốt, cây thốt nốt vẫn đứng giữa đồng, ở những nơi đồng bằng màu mỡ, ta rất ít khi gặp cây này hoặc có cũng không được tốt. Nhiều lần tôi thắc mắc vì sao cây thốt nốt lại chọn nơi khắc nghiệt như vậy mà thích nghi, cũng giống như câu hỏi tại sao người dân quê tôi lại chọn nơi khô cằn này để gieo trồng mầm sống, cho đế nay câu hỏi đó vẫn còn bỏ ngỏ nhưng nhiều lần cùng đám bạn chơi đùa, trông bò ngoài đồng, nhìn ra xa cánh đồng mênh mông ấy, cho tôi cả giác thật thanh bình, thảo nào tôi thấy người lớn hay nhìn ra xa mỗi khi nghĩ mát dưới bóng cây thốt nốt có lẽ họ cũng đang cần sự bao la của trời đất, của thiên nhiên để thấy lòng thanh thản nhẹ nhàng hơn.

 Từ đây nhìn ra xa kia là khu du lịch chùa Hang, đi đường bộ thì gần 5km, chứ đi đường chim bay thì chưa tới 2 km, nhờ phong cảnh hữu tình của núi non và biển cả đã thu hút nhiều du khách phương xa về đây tham quan. Cây thốt nốt quê tôi cũng góp phần làm nên đặc sản phục vụ du lịch, khách du lịch cũng có dịp thưởng thức 1 lọt chiếc bánh thốt nốt còn nóng hổi trong chiếc thố nhỏ hay thưởng thức thốt nốt tươi của các cô, các dì bán dọc đường đi và họ cũng không quên mua vài củ đường thốt nốt về làm quà cho người thân bé bạn.


 Gần khu du lịch có 1 hàng thốt nốt đã đứng đó từ bao giờ, ngoài nhịp lá reo theo nhịp sống vồ bờ, dẫu ở đâu, thốt nốt vẫn luôn bảo bọc chở che cho những người dân chân chất hiền lành. Bao năm trôi qua mùa thốt nốt vẫn luôn tuần hoàn giữa xuân đến cuối hạ, và ông tôi vẫn miệt mài với nghề truyền thống này, dù cuộc sống hiện tại đã ổn định hơn xưa, nhưng ông tôi vẫn giữ thói quên dậy từ 5h sáng để đi lấy nước thốt nốt, con cháu có cản cũng không được, có lẽ 1 khi người ta làm 1 công việc nào đó mà không nhằm mục đích mưu sinh thì đó là lồng yêu nghề và gắn bó thân thương lắm, như yêu chính là hồn quê xứ sở của mình.
------------------------
Nếu bạn thấy bài viết này hay, hãy bấm like và chia sẽ cho bạn bè, 
đừng quên để lại cảm nghĩ của bạn về bài viết nhé

Friday, June 30, 2017

Hương vị nồng nàn của dưa kiệu trong những ngày Tết

Mùa xuân mới lại về trên quê hương tôi, một mùa xuân an lành nồng ấm tình thân. Nhắc đến Tết người ta thường nghĩ đến chợ hoa rộn ràng, những bao lì xì mừng tuổi mới, đòn bánh tét nóng hổi đêm giao thừa hay cành mai khoe sắc trước hiên nhà. Riêng tôi mỗi khi mùa xuân đến thật gần tôi lại nhớ đến 1 món ăn dân dã bình dị cùng mùi hương nồng nàn, đậm đà trong ký ức đó là món dưa kiệu.
Xem Thêm : 
- Cá bống dừa
- Mùa Khoai Lang
- Cá lóc nướng trui
- Cây Lục Bình
- Thịt chuột đồng

củ kiệu tôm khô món ăn không thể thiếu trong ngày Tết

 Ai có dịp ghé thăm quê hương tôi những ngày này sẽ thấy thích thú bởi bạc ngàn sắc xanh của các loại rau. Cuối tháng chạp là cao điểm rau bán Tết, trong đó có củ kiệu. Người dân quê tôi từ khi sinh ra đã gắn bó với nghề trồng kiệu, rồi lớn lên bởi hương kiệu nồng nàn suốt bao năm tháng, sự cần cù chịu thương chịu khó của những người nông dân đã biến vùng đất hoang vu thành vựa kiệu trừu phú như ngày hôm nay.

 Trong 1 năm kiệu theo người nông dân qua 2 vụ, vụ kiệu giống và vụ kiệu Tết. gia đình bên Nội tôi có truyền thống trồng kiệu bán Tết từ hơn chục năm nay. Mấy chú nói đất đai pha cát quê mình thích hợp nhất là trồng các loại cây có củ, như hành tím , khoai lang, củ cải trắng, nhưng trồng hợp nhất vẫn là trồng kiệu. Kiệu không những báo hiệu mùa xuân về mà còn mang theo kế sinh nhai những ngày cuối năm.

 Tiền bán kiệu Tết cũng dư ra chút đỉnh để dành lại để mua sắm trong Tết. Sau mấy tháng dưới bàn tay chăm sóc của người nông dân, kiệu đã sẵn sàng thu hoạch, mùa thu hoạch nhằm vào những ngày cuối tháng chạp âm lịch tức là tháng giêng hoặc bước sang tháng 2 dương lịch. Mùa thu hoạch kiệu là mua rẩy đông vui nhất, nhà này thu hoạch thì nhà kia sang đến tiếp, cứ thế thu hoạch dần công để tiết kiệm chi phí và tiền thuê mướn nhân công, cứ thế lâu dần đã hình thành 1 tập quán sống tốt đẹp trong tình nghĩa của người dân nơi đây, trong ký ức của nhiều người  khoảng thời gian thu hoạch kiệu là đáng nhớ nhất.

 Trên bờ líếp những hàng kiệu mập ú chờ những bàn tay người dân hái mang về, từng cây kiệu được nhổ lên khỏi lớp đất, phơi ra những củ căng tròn. Kiệu mới thu hoạch có mùi rất đặc trưng, đứng xa hàng chục mét vẫn còn ngửi được mùi cay nồng. Con kênh mà thường ngày để bơm nước vào đồng, bây giờ dùng làm nơi để rửa những bó kiệu mới hái, những lớp bùn đất còn sót lại bị cuốn trôi theo dòng nước, để lộ ra những củ kiệu trắng hơn khi vừa được được nhổ lên. Chứng kiến bao nỗi thăng trầm với cuộc sống vất vả của người nông dân, có lẽ vì vậy mà hương kiệu, củ kiệu càng thêm nồng them cay  và công sức người trồng đã được thiên nhiên chiều long cho mưa thuận gió hòa thế là mùa xuân năm nay có được niềm vui trọn vẹn.

 Ở những gian hàng chợ Tết nhộn nhịp, có thêm 1 góc bán kiệu, kiệu vừa mới nhổ được chuyển từ vựa lên chợ nên còn tươi ngon và phảng phất mùi nồng cay riêng biệt không lẫn vào bất cứ loại rau củ nào. Kiệu được chế biến thành nhiều món ngon trong Tết nhưng phổ biến là làm dưa kiệu. Thế nên những ngày 25-26 tháng chạp âm lịch là các bà nội trợ lại tất bật mua kiệu tươi về làm dưa kiệu ăn dần .

 Và mỗi khi cây mai trước sân bung nở những nụ đầu tiên cả nhà tôi lại xúm xít bên nhau làm món kiệu Tết quen thuộc, việc làm dưa kiệu không cầu kỳ tốn nhiều công sức như nấu bánh tét, quết bánh phồng. Cũng như bao bà con ở vùng quê khác, người dân quê tôi cũng rất thích ăn món dưa kiệu trong dịp Tết đến xuân về. Trong các công đoạn làm kiệu, có lẽ là lặt kiệu là nhộn nhịp và đông vui hơn cả, người lớn và trẻ con quay quần vừa lặt kiệu vừa trò chuyện vậy mà rôm rả 1 xóm nhỏ trong bưởi chiều cuối năm. Lăt kiệu là công đoạn chiếm nhiều thời gian nhất nên má và mấy dì kể cho bọn tôi những câu chuyện rất thú vị về xuất xứ của củ kiệu.

 Ngày xưa có 1 nàng công chúa rất yêu thích việc trồng trọt, nàng tên là Kiệu, 1 ngày kia trong lúc thăm ruộng nàng Kiệu phát hiện ra 1 loài cây lạ, nàng đem giống cây này về trồng, đến lúc cho củ nàng đem củ ngấm với dấm và nước ngọt của cây trái vài ngày sau củ không còn vị gắt lại thơm nồng. Nàng Kiệu dã dân lên vua cha món ngon ăn kèm với bánh chung luộc. Vua cha nếm thử và rất thích từ đó vua hạ lệnh trồng phổ biến loại cây này và đặt tên là Kiệu theo tên của nàng công chúa.

 Theo kinh nghiệm của má chọn kiệu làm dưa phải chọn kiệu có kích thước vừa phải không quá to cũng không quá nhỏ mới cho được những hủ kiệu ngon. Kiệu rửa qua 2 nước cho nhả bớt chất cay nồng người nào kỹ tính hơn còn ngâm kiệu với nước muối hoặc phèn chua sau khi rửa sạch chờ kiệu ráo nước rồi chuyển sang công đoạn ướp gia vị. Đường và 1 chút muối được cho vào thao kiệu và trộn đều tay, người có kinh nghiệm thường không đổ giấm trực tiếp vào kiệu vì như vậy kiệu sẽ bị đục và mất đi độ giòn ngon cần thiết.

 Cách làm kiệu cầu kỳ như thế này phải chờ 1 đến 2 tuần mới có thể ăn được nhưng sẽ bảo quản được lâu hơn và càng để lâu kiệu sẽ càng chua và thấm vị. Kiệu sau khi ngấm gia vị thì mang ra phơi nắng vài ba ngày, nhờ cái nắng ấm áp của mùa xuân mà mớ kiệu tươi thêm nồng đượm hơn, cái mùi hương kiệu thoang thoảng hòa cùng mùi nắng xuân ấm áp không lẩn vào đâu được. phài phơi đủ 3 nắng kiệu thành phẩm mới ngon và giòn.

 Kiệu phơi xong được má cho vào hủ thật khéo léo, ăn kiệu không chỉ cần ngon, giòn, thấm vị mà cũng kỹ lưỡng công đoạn xếp từng củ kiệu tươi vào hủ. má dặn sau này lớn lên làm gì cũng phải cẩn thận cũng như việc xếp kiệu này vậy. Lúc nào má cũng thường hay dạy con cái những điều hay lẽ phải, để mỗi mùa xuân trôi qua chúng tôi lại thêm lớn khôn, từ những bài học đơn giản nhưng sâu sắc của má.

 Qua bàn tay chế biến khéo léo của con người, kiệu đã thành nét đặc trưng truyền thống trong dịp Tết góp phần làm phong phú hơn ẩm thực Tết, món ăn đơn giản này đã gói hồn dân tộc vì từ bắc chí nam hầu như nhà nào cũng làm dưa kiệu để ăn dần trong Tết. Nếu quá bận rộn thì những chiều cuối năm ra chợ mua vài hủ kiệu ngon.

 Mâm cơm cúng ông bà trong mấy ngày Tết không thể thiếu món dưa kiệu, 1 dĩa kiệu ngon như tấm lòng thơm thảo của con cháu dâng lên ông bà tổ tiên. Trong bữa cơm ngày xuân luôn có sự hiện diện của dĩa kiệu ngâm được bài biện trang trí đẹp mắt. Khi ăn nhiều thịt cá, bánh mứt thì những món rau củ muối chua như kiệu lại được ưa thích. Chút dưa kiệu làm cho món ăn ngày Tết ngon hơn và phần nào đỡ ngán.

 Cách ăn kiệu mỗi miền cũng khác nhau nếu như ở miền bắc chuộng ăn kiệu với bánh chưng luộc, thịt nấu đông. Người miền nam lại thích ăn dưa kiệu với bánh tét chiên, thịt kho hột vịt hay là canh khổ qua. Từ từ nhấm nháp hương vị kiệu chua chua ngòn ngọt thưởng thức bữa cơm đầu năm cùng dưa kiệu và những món ăn truyền thống mà thấy ấm áp tình ruột thịt trong 1 cái Tết đoàn viên. Rồi những cái Tết qua đi tôi trở lại thành phố để tiếp tục cho công việc năm mới, má cũng không quên bỏ vào hành lý của tôi 1 hủ kiệu ngon mà má làm riêng cho tôi, tôi đã mang theo từ quê hương mình 1 cái Tết thật ngọt ngào, gói ghém tình thương yêu gia đình trong những hủ kiệu nồng nàn .


Saturday, June 10, 2017

Ký ức mặn mòi Ơ Kho Quẹt hương vị quê hương

 Tranh thủ mấy ngày nghĩ lễ tôi liền về thăm quê, cái nơi cũng không quá xa xôi với chổ tôi đang làm việc nhưng vì bận bịu mãi có khi đôi ba tháng tôi mới mới về được 1 lần. Biết con trai lâu lâu mới về mẹ của tôi cũng làm vài món để đãi con. Tuy không phải cao lương mỹ vị gì nhưng cũng thuộc loại ngon bổ dưỡng đó, vậy mà tôi vẫn còn thấy thiếu 1 món ăn dân dã, mặn mòi mà tôi đã thích ăn từ lúc còn nhỏ xíu và đòi mẹ phải bồ sung ngay món này cho bằng được đó là ơ kho quẹt.



Món ăn mắm kho quẹt chấm với rau

 Ơ kho quẹt mẹ làm nó thơm thiệt làm sao tôi cứ hít hơ hít hà mà quên mất hôm nay còn có nhiều món ăn ngon khác, tôi thích có vẻ hơi lạ đời vậy, chẳng phải vì lâu rồi mình không được ăn vì món này với tôi chỉ có mẹ làm là ngon nhất, và cũng có nhiều kỷ niệm nhất. Vì tôi là con một trong nhà nhưng cũng lanh lẹ nên hồi còn nhỏ bị mẹ sai đi mua những thứ lặt vặt ở tiệm tạp hóa của cô Bảy ở đầu đường mà phần nhiều là mua nước mắm, lần nào tôi cũng ra vẻ hăm hở lắm, bởi mỗi lần mua là tôi được cô Bảy dúi cho cục kẹo, một cái bánh để ăn mà  bánh kẹo thì đứa con nít nào mà không thích chứ.

 Tôi hay thường vào bếp phụ mẹ những việc lặt vặt và cũng nhờ đó mà tôi biết mẹ nấu ăn rất khéo và ngon, nhất là ba cái món dân dã như Kho Quẹt. Nghe kho quẹt lúc đầu tôi cũng nghĩ đơn giản là cho nước mắm vào kho cho kẹo lại rồi quẹt ai dè mẹ chế biến cũng cầu kỳ lắm. mẹ nói “ kho đúng cách thì nó mới ngon “. Chỉ riêng cái phần nguyên liệu để kho thôi thì nó phong phú rồi, có khi mẹ chỉ kho nước mắm đơn thuần sau đó nêm nếm thêm chút gia vị. Còn những lúc ba đi xúc hay kéo lưới về có ít cá hủng hỉnh thì mẹ lại chế biến món cá kho quẹt, độc đáo hơn mẹ còn biết tận dụng nồi thịt đã ăn hết phần cái rồi kho cho nó sắt lại để làm món kho quẹt nữa. Thế nhưng có 1 thứ nguyên liệu mà lúc nào mẹ cũng chuẩn bị sẳn và không bao giờ thiếu đó là tép mỡ, dù kho cách nào thì cuối cùng cũng thấy mẹ thêm vào loại nguyên liệ này. Và đúng là có tép mỡ thì món kho quẹt thơm thiệt.


 Thấy mẹ đôi lúc còn đổ thêm chút nước cơm vào ơ kho quẹt, tôi thắc mắc thì mẹ so đầu bảo : con bỏ vào như vầy thì nước trong ơ sẽ sánh lại, tạo nên độ sền sệt rất béo và ngon. Khi ơ kho quẹt còn nổ tý tách trên bếp lửa hồng thì tôi đã chạy tuốt ra sau vườn hái 1 mớ rau lang rau muồn về cho mẹ luộc. Tuy cuộc sống có phần đạm bạc khó khăn nhưng ở đó tôi cảm nhận được cả tình cảm ấm áp của gi đình, sự yêu thương của tình ruột thịt. Đó là tình cảm của mẹ được chăm chút từng miếng ăn giấc ngủ cho tôi, còn ba thì suốt ngày mần ngoài đồng để kiếm tiền lo cho tôi ăn học. vì lao động chân tay nên trong nhà ba cũng là người đói bụng sớm nhất, trời hơi xế trưa là ba cố gắng làm việc thật nhanh để về tắm rửa và ăn khi cơm còn nóng.

Ba nói : ăn cơm nóng thì mới ngon, đặc biệt là ăn với kho quẹt, bởi ăn nóng thì nó làm cho tép mỡ và hành của ơ kho quẹt dậy lên thơm lừng hấp dẩn lắm.


 Chính nét độc đáo riêng ấy mà ăn cơm với kho quẹt giữa tiết trời se lạnh mới cảm nhận được hết cái ngon của nó, và điều này lại phù hợp với ba vì hôm nào đi làm về tắm song cũng là lúc cả nhà quay quần ăn uống. Ăn kho quẹt tôi thì thích nhất ăn cái phần khen khét chung quanh vách nồi nó thơm ngon đến độ có khi tôi cứ quẹt 1 chổ đó hoài mà quên mất cái phần cá bên dưới nồi và bị mẹ la quá trời luôn. Còn ba tôi thì lại thích ăn kho quẹt với cơm cháy thôi, ba nói ăn như vậy mới giòn và ăn sướng miệng.

 Kho quẹt dẫu ăn với cái gì và trong hoàn cảnh nào thì nó cũng thể hiện sự mặn mòi vốn có của nó, nhưng với tôi sự mặn mòi này còn chứa đựng cả tình cảm của mẹ vào trong món ăn ấy, đó là món ăn dân dã, đậm tình là kỹ niệm là cuộc sống của gia đình của làng quê chồm xóm ngày trước. Quả thật ngày xưa ở quê tôi có nhiều gia đình ăn kho quẹt lắm, hỏi ra mới biết cũng có nhiều lý do, có người vì nghèo không có tiền mua thịt cá, có người thì ngại chợ xa, cũng có trường hợp chỉ đơn thuần là thích ăn thôi.

 Ở quê cũng dễ chỉ cần siêng 1 chút xách cái rổ ra mấy ao vuông sau nhà xúc ít con cá đồng về là có ngay ơ kho quẹt. Thấy món ăn đơn giản vậy chứ họ chuẩn bị dụng cụ nấu nướng và chế biến bài bản lắm nghen, hầu như nhà nào cũng có trang bị nồi đất hết, nghe nói chỉ có nồi đất thì kho mới ngon chứ kho bằng nồi kim loại dể bị ra ten lắm. Dì út tôi là rành cái vụ này số một luôn, dì nói chọn nồi đất là phải chọn cái nồi lớn gấp đôi số thực phẩm muốn kho, để lúc kho gần cạn nước mắm không bị văng tứ tung ra ngoài  và bám hết vào thành nồi và cái phần bám này là ngon nhất, có lẽ vì vậy mà thằng út con của dì luôn dành với mấy anh của nó chuyện trộn nồi vì khi đó cơm sẽ thấm đều hương vị thơm ngon mặn mòi càng tăng thêm.

 Nhiều lần thấy mẹ và dì làm món kho quẹt, tôi cũng biết qua nhưng chưa có dịp trổ tài vì mẹ thương tôi nên thường làm thay hết. tôi nhớ có lần đi học về, thấy mẹ bị bệnh mà nhà thì hết gì ăn. Tôi nhớ ra một món giản đơn mà mẹ hay làm cho tôi ăn mỗi khi phải đi học sớm, đó là món cháo trắng ăn với kho quẹt, nói nghe thì dễ nhưng lần đầu tiên nấu nướng tôi lo là chẳng biết có ngon không, nhưng nghĩ lại người ăn là mẹ mình có ngon  hay dỡ chắc cũng không đến nổi. Vậy mà bất ngờ lắm nghen khi ăn mẹ lại nói ngon và khen tôi giỏi nữa.Tôi biết cháo trắng ăn với kho quẹt là ngon rồi nhưng tôi làm chắc hẳn là còn vụng về vì con trai mà, do thương con nên mẹ khen động viên vậy thôi chứ tôi nếm thử thì nó mặng bà cố luôn.

 Ơ kho quẹt rất đổi bình thường nhưng với tôi nó có nhiều kỷ niệm như vậy, nó theo tôi từ thuở ấu thơ cho đến ngày khôn lớn, Tôi nhớ lúc lên thành phố học, mỗi lần về thăm nhà biết tôi thích, lần nào mẹ cũng làm 1 ơ kho quẹt rồi cho vào keo để tôi mang theo. Mẹ nói kho quẹt mà đậy kỹ càng có thể để dành ăn hàng tuần mà không bị hư hao gì hết.

 Rồi tôi đi làm tôi có dịp cùng đồng nghiệp bạn bè ghé những quán xá sang trọng nhiều hơn và ở đây tôi bắt gặp món kho quẹt cơm cháy ngày nào mình từng gắn bó. “ Có người nói vui bây giờ mà vào nhà hàng mà gọi kho quẹt cơm cháy mới là sành điêu “. Thật ra có một số người đã ăn quá nhiều món ngon vật lạ trong những bữa tiệc thịnh soạn đột nhiên được thưởng thức lại cái món từ lâu không được dùng thì lúc đó họ cảm nhận đây là món ăn ngon cũng là lẽ thường tình.

 Với tôi dẫu ăn món kho quẹt ở nhà hàng những nơi sang trọng tôi cảm nhận không thể ngon bằng món ăn này do chính tay mẹ làm ngày nào, bởi nó chứa đựng sự mặn mòi từ hương vị, tình cảm và ngập đầy kỷ niệm tuổi ấu thơ .



Wednesday, May 31, 2017

Những ích lợi từ cây lục bình và ký ức khó phai

Lục bình bông tím, điên điển bông vàng
Điên điển mọc ở đất lành, lục bình trôi nổi như chàng hát rong.

 Có mấy ai nghĩ rằng loài cây thủy sinh hoang dại, trôi nổi như cây lục bình lại mang vẻ đẹp hiền hòa như thế. Loài bèo dạt hoa trôi ấy cứ lặng lẽ trôi theo con nước vơi đầy và rồi âm thầm đơm hoa giúp ít cho đời, dẫu cho sóng dập dìu, lục bình vẫn trôi vẫn vương lên và tiếp tục sinh sôi nẩy nở.
ký úc miền tây, cây lục bình

 Cây lục bình sinh trưởng rất nhanh, chúng có mặt khắp vùng sông nước đồng bằng sông cữu long. Hể còn chút thân chút rể là lại sinh thêm cây con, những bụi lục bình gắn kết nhau bằng 1 đoạn rể, cứ thế chúng sinh sôi thành đám lớn. Ngày xưa chủ yếu người dân đi lại bằng xuồng ghe, nhưng với lượng lục bình dày đặc, đôi lúc gây cản trở việc đi lại. Bởi thế 1 thời lục bình được xem như loài thủy sinh hoang dại.

xem thêm : Ngọt Ngào Hương Vị Cây Mía Quê Tôi Miền Tây Nam Bộ
                         : Ký Ức Về Cây Dừa Nước Ở Miền Tây Quê Tôi

 Từ xa xưa khi chưa biết hết công dụng của lục bình, người dân chủ yếu dùng nó đắp gốc cho vườn cây ăn trái, hoặc những loài  cây lâu năm lúc nắng hạn, vì rể lục bình có thể làm mát giữ ẩm, về sau khi phát hiện lục bình mục có lượng phân hữu cơ bổ sung cho cây trồng lại không tốn tiền mua nên người dân bắt đầu sử dụng chúng nhiều hơn.Cũng có thể dùng lục bình làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Lục bình có tính mát nên giúp vật nuôi dễ tiêu hóa mau lớn hơn.

 Khi biết ngó non của lục bình có thể dùng để chế biến nhiều món ăn đa dạng, hương vị không kém các loại rau đồng khác mà lại dễ tìm vì không mất tiền mua. Tranh thủ làm vườn xong cha tôi cắm sẳng mấy cái cần câu ngoài ruộng. Những năm nước nổi lâu rút càng dễ kiếm cá hơn.

 Còn mẹ tôi thì cũng tranh thủ lúc con nước lớn mang theo những bụi lục bình non đó mẹ bơi xuồng theo để hứng lục bình vào, tướt 1 hồi cả rổ lục bình xanh ngon ơi là ngon, tôi đoán mẹ sẽ làm món canh chua cho cả nhà. Tôi cũng đi theo mẹ hái lục bình nhưng không phải để ăn mà để lát đem về chơi bán bánh mì với nhỏ bạn. Đối với tụi con nít là những ổ bánh mì, là những cây lạp xưởng để bày hàng ra bán, bánh mì lục bình cũng có nhân, đoạn nối các bụi lục bình tôi gọi đó là lạp xưởng và chúng được dồn vào ổ bánh mì. Tuy chúng tôi không ăn nhưng nhìn cũng bắt mắt lắm.

Thấy mẹ hái lục bình, tôi biết thế nào chiều nay tôi cũng ăn cơm sẽ no căng cái bụng cho mà xem. Lục bình mẹ nấu món canh chua với cơm mẻ, kho thêm mẻ cá kho khô nữa là đủ cho bữa cơm chiều. những người dân quê tôi thì bữa cơm chỉ giản dị thế là đủ, mà ấm cúng tình cảm gia đình biết bao.

 Mỗi khi gió bất về trẻ con là hay ho hen nhất, khi ấy có thể áp dụng bài thuốc dân gian đơn giản hữu hiệu mà ông bà đã truyền lại cho lớp sau. Bài thuốc bông lục bình chưng với đường phèn. Thiên nhiên khắc nghiệt thì cũng bù đắp cho con người, mùa gió bất về cũng là mùa trổ bông. Dẫu chỉ bị xem như loài cây thủy sinh hoang dại, lục bình vẫn từng ngày sinh sôi nẩy nở, bao bọc những con kênh, vẫn ở bên cạnh người dân quê chân chất  hiền lành.
Thân em như đám lục bình
Lênh đênh theo những dòng tình ngược xuôi.

 Kiếp sống lênh đênh theo con nước lớn ròng, đời lục bình trôi dạt biết về đâu. Có lẽ vì thế hình ảnh lục bình được nhắc nhiều tới trong những bài ca dao xưa, nhất là những câu ca dao than thân trách phận, mỗi khi cuộc sống không bằng phẳng, tình duyên không trọn vẹn.
Trời mưa ướt cánh lục bìnhDòng sông định mệnh xưa mình theo ai ?Thương em bến nước mười haiTrong nhờ đục chịu trách ai thay lòng.Trời mua bong bóng bập bòngEm đi lấy chồng mưa hết trên anh.
 Bao đời bèo dạt hoa trôi, nay lục bình đã có bến đỗ cho riêng mình nhờ những hữu ích không ngờ tới của nó. Trồng lục bình không cần vốn, không mất nhiều công cũng chẳng cần phải bón phân, chỉ cần có bến sông dùng cây rào chắn, không cho lục bình trôi đi là được. Người trồng lục bình có thu nhập ổn định, người đi cắt lục bình thuê cũng kiếm được từ 120-150 ngàn/ buổi. Ngoài công việc đồng án, cũng có thể tranh thủ đi cắt lục bình tươi bán cũng kiếm thêm thu nhập trang trãi trong ngoài lo cho gia đình, con cái học hành.

 Lục bình đem phơi sẽ có giá cao hơn lục bình tươi vì có thể chế biến sản phẩm ngay. Phơi lục bình cũng không mất nhiều thời gian, chỉ việc trãi chúng ra rồi để đó khi nào khô đúng độ có thể dùng được thì bó lại cân cho xí nghiệp.Đặc tính của cây lục bình già khi phơi khô sẽ rất dai vì thế người ta dùng nó để đan vật dụng trong gia đình.

 Ban đầu chỉ đan những vật dụng bình thường như : rổ, giỏ xách lớn, những cái sịa đựng đồ. Về sau những ý tưởng sáng tạo ngày càng nhiều người ta có thể thiết kế làm bàn, ghế và cả những đồ trang trí nội thất cao cấp như các bộ salon đắt tiền, những tủ đựng quần áo sang trọng và những túi xách thời trang cho các chị em phụ nữ. những sản phẩm làm từ lục bình còn được trưng bày ở các hội chợ lớn, có loại sản phẩm từ loài cây dân dã này có thương hiệu nổi tiếng và được người dân ưa chuộng. Đặc biệt là những du khách nước ngoài. Họ rất thích thú trước sự khéo léo với bàn tay lành nghề của bà con nông dân Việt Nam.


Thursday, March 23, 2017

Ký ức về cây dừa nước ở miền tây quê tôi

 Từ thuở đi khẩn hoang mở đất, người dân vùng sông nước Cữu Long quê tôi đã gắn bó mật thiết với cây dừa nước, từ trong đời sống vật chất đến tinh thần, hầu như đều có bóng dáng của cây dừa nước. Thấy dừa nước như thấy hồn quê sông nước miền tây, hình ảnh của loài cây này như đã in sâu trong tìm thức trong nổi nhớ thương của người dân quê tôi . 

Các bài liên quan :

Ẩm Thực Miền Tây - nhớ mãi cá lóc nướng trui ở U Minh Thượng
Ẩm thực miền tây , Những món ăn chế biến từ Chuột đồng
Ẩm thực miền tay - Mắm Ba Khía , món ăn đậm đà hương vị quê hương
Mặn mà hương vị lẩu mắm cá đồng ở miền tây
Ẩm Thực Miền Tây - Cá Bống Dừa Đậm Chất Tình Quê Hương Sông Nước Miền Tây



 Dừa nước là loại thực vật mọc hoang dày đặc ven bờ sông rạch nước lợ miền sông nước cữu long. Thân cây dừa nước mọc ngang dưới lòng đất chỉ có lá và cuốn hoa mọc lên trên. Lá non có hình trụ tròn dân gian gọi là cà bắp, lớn lên nở thành tào, hoa trái dừa nước chẳng mỏng manh, chẳng e ấp chỉ mộc mạc như bản chất thôn quê vốn có của nó, nhưng lại có sức sống mãnh liệt và đem đến nhiều nguồn lợi hữu ích cho biết bao người .

 Trái dừa nước là một trong những món ăn quên thuộc đối với tuổi thơ của trẻ em vùng quê. Có đứa trẻ miền tây nào mà chưa một lần thưởng thức và cảm nhận mùi thơm dịu nhẹ và vị ngọt thanh của cơm dừa nước. Hương vị quen thuộc ấy để thương để nhớ cho biết bao người .

 Dừa nước còn cho tuổi thơ chúng tôi những trò chơi thú vị , từ những cái bập bè chúng tôi có thể gọt đẻo chúng thành những món đồ chơi theo ý thích của mình. Trái banh bằng bập bè không được tròn đều, nhẹ, dể đá như những trái banh lông, banh nhựa của các bạn ở thành thị. Nhưng nó chũng cho chúng tôi những tiếng cười giòn tan, những vùng ký ức của tuổi thơ thật hồn nhiên .

 Quê tôi ở Gò Quao tỉnh Kiên Giang, nơi cái nắng cái gió từ sông cái lớn thổi vào lồng lộng, nhưng vẫn luôn ấm áp vì được bao bộc bởi dãy dừa nước bạc ngàn, mát rượi, ngoài thu nhập chính từ nghề trồng khóm, nghề nuôi tôm. Người dân có thể tận dụng nguồn lợi hữu ích từ dừa nước. Làm thêm nhiều nghề để thu nhập phụ thêm cho gia đình

 Nghề chầm lá, đốn lá, bán lá bó, lá tào là những nghề hình thành sớm nhất, vì ngày cưa nhu cầu sử dụng lá chầm thành tấm rất phổ biến. Người ta dựng nhà, lợp nhà, trường học, mái che cho xuồng ghe đều dùng là dừa nước. Có 2 loại lá chầm thành tắm dùng lợp trên nốc và lá xé dùng đề dựng vách. Tào lá dừa nước rất hữu dụng, phần nào cũng dùng được hết. Sau khi đổ lá ra phần sóng lá được chẻ đôi để làm thanh chầm.

 Nghề đốn và tách cơm dừa nước được hình thành sau nghề chầm lá, nhưng nó cũng là nghề đem lại thu nhập phụ tiếp cho gia đình trong khi nhàn rỗi. Thậm chí đối với nhiều gia đình không có ruộng đất, ít vốn. Nghề này đã là nghề mưu sinh chính của cả gia đình, có những gia đình theo nghề đã hơn 20 năm. Nghề chủ yếu lấy công làm lời, người ta gọi nôm na là của buông không vốn .

 Nhưng nghề nào cũng có sự khó khăn riêng của nó. Ngày xưa dừa nước mọc hoang rất nhiều, có ngày có thề đốn được đến mấy trăm quày mà lại gần nhà nữa. Nên nhà ai cũng có xuồng ghe, cũng có thể cột dây vòng theo con nước loi về nhà, còn bây giờ phải chạy võ máy đi tập hợp nhiều nơi mà có khi đi cả ngày cũng chỉ cao lắm hơn 100 quày, có bửa ít được vài chục quày là lổ tiền xăng .

 Vì đạo đức nghề nghiệp nên người lao động chân chính họ chẳng bao giờ bán cơm dừa qua đêm. Nên để kiếm được vài trăm ngàn họ phải mất thời gian 2 ngày. 1 ngày đi đốn sáng hôm sau mới chẻ lấy cơm dừa để chở đi giao cho mối ở các khu vực Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Rạch Giá. Mặc dù thu nhập bằng nghề này không được bao nhiêu. Người làm nghề tìm được niềm vui trong nghề có thể mang hương dừa đến với nhiều người. Để hương quê được gìn giữ trong tâm hồn của mỗi người con xa xứ .

 Tạo hóa đã ban cho cây dừa nước một sức sống mãnh liệt, giống như ban một nguồn đặc sản thiên nhiên, nguồn nguyên liệu dồi dào cho người dân nam bộ. Dừa nước từng bị tàn phá trong bom đạn trong chiến tranh. Nhưng sau đó chỉ cần một chút bùn, chút hơi nước, và những trái dừa nước rơi rụng thì sẽ nãy mầm mọc thẳng lên những tàu lá xanh mướt, thẳng như tính cách người nam bộ .
Bao năm qua dù vật đổi sao dời, dù con sông quê có bên lỡ bên bồi, dù con nước có khi đầy khi cạn. Hàng dừa nước vẫn đứng bên sông ru mình trong cơn sóng vỗ, vẫn bao bộc và làm bạn với người dân quê nghèo, để gợi nhớ gợi thương cho biết bao người con đất phương nam .


Sunday, March 5, 2017

Mùa Nấm Tràm ở Hòn Đảo Ngọc Phú Quốc và các món ăn chế biến từ Nắm Tràm !!!

 Vào khoảng tháng 4 hàng năm tiết trời ở nam bộ trở nên nóng nực đó là dấu hiệu của thời điểm giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa, nhiệt độ ở đảo Phú Quốc luôn cao hơn đất liền khoảng 1-2 độ C, những cơn mưa đầu mùa ở đây dường như chưa đủ sức làm dịu đi cái nóng dư âm của mùa khô trên đảo, tuy nhiên những cơn mưa này cũng mang đến cho mặt đất khô cằng ở đây một lượng nước quý giá giúp cho mọi sinh vật thỏa mãn cơn khát sau một thời gian dài chống chọi với sự khắc nghiệt của mùa khô trên đảo. Những cơn mưa ấy lại gợi trong miền ký ức của người con xứ đảo những kỷ niệm thân quen , nhắc cho tôi nhớ mùa Nấm Tràm đang đến . 

Mùa Nấm Tràm ở Hòn Đảo Ngọc Phú Quốc 

  Nhờ có nước , nhiều loài thực vật như được thay áo mới , chúng bắt đầu đua nhau sinh sội đâm chồi bắt nhịp nhanh với thời tiết . Nấm Tràm , một loài thực vật chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa cũng bắt đầu leo lên từ trong lòng những lớp lá tràm ấp ủ lâu nay , trong lớp lá tràm võ tràm khô rụng xuống đất từ mùa mưa năm trước , sau một thời gian chúng tự phân hủy thành một lớp mùn , trãi qua những tháng mua khô lớp mùn nấm vẫn nằm im dưới những tán rừng đó chính là nơi lý tưởng cho nấm tràm sinh trưởng

  Phú Quốc xưa nay được mênh danh là đảo ngọc trừu phú do được thiên nhiên ưu đãi , sản vật ở đảo này rất phong phú và đa dạng cả từ biển lẩn từ rừng , Nấm tràm , một trong những món ăn khoái khẩu của người dân sống trên hòn đảo này , tuy nhiên muốn ăn nấm tràm phải chịu khó vào những khu vực rừng tràm để hái , khi còn là trẻ con tôi thường theo ông bà nội hoặc ba mẹ tôi vào rừng hái nấm tràm . Khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu nặng hạt cũng là lúc nắm tràm mọc rộ , nhưng chúng chỉ xuất hiện trong vòng hơn 1 tháng là biến mất , muốn ăn nữa thì phải đợi đến đầu mùa mưa năm sau .


 Biết được đặc điểm đó nên người dân thích ăn nấm tràm luôn tranh thủ quản lại bớt những công việc hàng ngày để đi hái cho kịp mùa , Vì vậy vào mỗi năm vào mùa hái nấm tràm , xóm tôi lại nhộn nhịp đông vui hẳn lên , gia đình tôi đăc biệt thích món ăn bình dị mà đậm đà này , vì vậy cứ bắt đầu vào mùa mưa là mọi người cùng đi hái nấm . Dưới lớp vỏ của lá tràm là những chiếc ô nắm tròn tròn tím nhạt béo múp nhô đầu vươn mình ra như chờ tay người hái . Bọn con nít tụi tôi thích thú khi phát hiện ra nhóm nấm tràm và tự tay loi từng búp từng búp một rồi tỷ mỷ kéo từng tai nấm ra xem , bên ngoài cây nấm có màu tím thẩm nhưng bên trong lại trắng mịn màn , những búp nắm tròn bé bé xinh xinh trong dể thương làm sao . Một trong những đặc điểm của nấm tràm là mộc trên những gò cao , màu của nắm tiệp với màu của đất nên có khi đứng sát bên mà vẫn không thể thấy được chúng , thế nhưng đối với những người có kinh nghiệm thì không khó lắm phát hiện ra chúng .

 Khi đem nấm về đến nhà , việc đầu tiên là đem nấm ngâm với nước lạnh nếu có nước cơm vo thì càng tốt . Mục đích của việc ngâm nấm là để cho cát bụi và cát bám ở thân nấm trôi ra , hai là nước sẻ làm bớt vị đắng của nắm khi chế biến . Mẹ tôi thường chế biến món canh nấm tràm với cá rựa , chúng tôi giúp mẹ lặt rau , rửa nắm , sắt gừng và các gia vị khác để mẹ có thể chế biến nhanh hơn , chúng tôi háo hức chờ món canh này bởi hương thơm của nó bốc lên bay vào mũi làm cái bụng đánh trống liên tục . Có lẻ nấm tràm được người dân quê tôi yêu thích vì nó hiếm mà còn ngon nữa .Nhai cái nấm tràm trong miệng , đầu tiên vị giác sẻ nhận được vị đắng nồng , nhưng khi nhai kỷ và nuốt từ từ vào trong sẻ cảm nhận được vị ngòn ngọt rất dể chịu bên trong cổ họng .

 Theo sự phân tích của đông y nấm tràm chứa nhiều hoạt chất rất tốt cho việc chửa bệnh như : Mệt mỏi , cảm cúm , nhức đầu và có tác dụng bồi bổ nội tạng nhờ có chất dầu tràm trong đó , ngoài ra vị đắng của nấm tràm còn có tác dụng thanh nhiệt giải độc do vậy nấm tràm còn có tác dụng dã rượu .
 Với người dân xứ đảo quê tôi nấm tràm là loại thực phẩm có thể chế biến ra rất nhiều món ăn , nào là nấm tràm xào tôm , xào thịt , nấu lẩu , nấu súp , nấu canh cùng với tôm , cua , cá , ghẹ hoặc nhanh nhất là kho tiêu . Ngoài những món chế biến ăn liền , bà con quê tôi còn làm những món nấm tràm khô dự trữ ăn sau mùa , biết tôi thích ăn nên năm nào bà nội cũng muối vài keo để dành cho tôi , những món ăn dân dã được chế biến từ nấm tràm , từ lâu đã trở thành ký ức trong tôi mỗi khi nhớ về quê .

  Miền quê biển đảo Phú Quốc của tôi ngày nay được mênh danh là Hòn Đảo Ngọc , những năm gần đây Phú Quốc đón hàng trăm ngàn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan nghĩ dưỡng mỗi năm . 

 Món nấm tràm dân dã của quê tôi ngày nào giờ đây được nhiều thực khách phương xa đón nhận thưởng thức và xem như 1 món ẩm thực đặc trưng không thể bỏ qua vào dịp đợt mưa đầu mùa . Nấm tràm giờ đây trở nên phổ biến rộng rải hơn vì vậy các gian hàng ở chợ cứ đầu mùa mưa lại bày bán món ăn đặc sản này . Du khách phương xa đã đến đây vào mùa của nắm tràm thì khi về lúc nào cũng tay xách tay mang món ăn dân dã mà đâm đà từ xứ đảo mang về làm quà cho người thân bè bạn .

 Ngày trước nấm tràm là món ăn dân dã bình dân , giờ đây nó đã trở thành hàng hóa có giá trị về kinh tế , có lẻ vì nhiều người đã thích nghi được với vị đắng của nó hoặc hiểu hơn về công dụng tuyệt vời của nắm tràm , có lẻ chính vì vậy mà nhiều người dân nghèo ở quê tôi giờ đây có thêm điều kiện để cải thiện kinh tế nâng cao thu nhập cho gia đình mỗi khi đến mùa nấm tràm .

 Còn với tôi nấm tràm không chỉ đơn thuần là món ăn khoái khẩu mà đó là hình ảnh thân thương mỗi khi tôi tìm về ký ức của  tuổi thơ tôi , thưởng thức là bài học liên tưởng về những người đã dạy cho tôi , tôi chiêm nghiệm ra rằng sau những khó khăn vấp ngã trong cuộc sống nếu ta vượt qua nó sẽ trở nên ngọt ngào hơn , tốt đẹp hơn cũng như vị đắng nồng của nấm tràm trên đầu lưởi rồi sẽ trở nên ngọt ngào sau khi nuốt vào trong . Những chiếc nấm tràm tuy nhỏ bé  nhưng gói trọn biết bao tình thương của gia đình ông bà cha mẹ , nhớ lắm những ngày cùng đi hái nắm cùng gia đình , nhớ lắm những keo nấm tràm khô . Tất cả những tình cảm đó sẽ mãi là những kỹ niệm , mãi mãi là ký ức ngọt ngào nuôi dưởng tâm hồn tôi , để tôi trưởng thành khôn lớn , để tôi vững bước vào đời .