Thursday, March 16, 2017

Ẩm thực miền tây , Những món ăn chế biến từ Chuột đồng

Ngay từ khi đặt chân lên vùng đất nam bộ, người đi khai phá đã phải đương đầu với biết bao khó khăn thử thách của thiên nhiên. Họ phải đủ kiên cường, gan dạ và chịu đựng  để chinh phục rồi gắn bó với vùng đất này. Nhưng tạo hóa luôn công bằng với con người, sự trù phú của thiên nhiên đả giữ chân người đi mở cõi. Miền đồng bằng nam bộ giờ là vựa lúa lớn nhất cả nước nhờ lượng phù sa bồi đắp vừa là nơi dự trữ cá tôm nhiều vô số kể và các loại đặc sản khác như mật ong, trăn, rắn, rùa, chồn, các loài chim cò và có cả chuột .
Đi săn bắt chuột đồng ở miền tây 

 Để được sinh tồn giữa một vùng đất trù phú mà cũng lắm nguy hiểm này, con người đã phải liên tục sáng tạo ra vũ khí để chống lại thú dữ. Với ý chí chinh phục thiên nhiên , người dân đã sáng tạo nhiều vật dụng để khai thác nguồn đặc sản phong phú trong đó có thể nói cách săn bắt chuột rất độc đáo và thú vị. Và việc bắt chuột cũng mang lại lợi ích cho mùa màng, bởi chuột cũng là loài gặm nhắm, phá hoại cây lúa, củ khoai, ruộng khóm, từ đó các dụng cụ dần được chế tạo để săn bắt chúột  .

 Từ chiếc rập đất nặng nề cồng kềnh đến những chiếc lồng sắt gọn nhẹ cả những chiếc len tấm lưới cũng có thể làm dụng cụ bắt được chuột. Rập đất tuy nặng nhưng hữu hiệu nhất là khi gặp phải con chuột Cống Nhum hay Cống Lang to cũng không bị sổng, hể con nào sập bẩy là coi như hết đường thoát  thân. Những người có kinh nghiệm về săn bắt chuột đồng chỉ cần nhìn đường mòn chuột chạy để đoán hướng để gài rập, chiếc rập đất tuy cồng kềnh nhưng rất dể làm không tốn chi phí để mua dụng cụ, chỉ cần có ván có cây hoặc là thân bập bè, lá dừa nước là có thể làm được. Về sau để gọn hơn người dân còn dùng khung ép đất sét ép cho thật chặt tạo thành hình miếng vuông vuông như hình cái rập hoặc đổ xi măng cũng gài được. Mồi mà chuột đồng thích thường là khoai mì, khóm, gạo, lúa hoặc là ốc, khi gài rập xong để mồi vô trong rập để dẩn dụ chuột vào. Người gài rập cứ gài cho hết một vòng các nơi được dự đoán là có chuột, rồi có thể yên tâm về nhà nghĩ ngơi thông thả uống trà trò chuyện với nhau khoảng vài tiếng sau đi thăm rập hoặc gài buổi tối, đến sáng ra thăm thì chắc ăn hơn. Nói như thế để thấy độ chắc ăn của chiếc rập và cho thấy sản lượng chuột nhiều vô số kể .
Chuột đồng nướng mọi 


 Quê tôi còn có nhiều cách bắt chuột thú vị như đi đào hang, dậm cừu. Việc đào hang tuy vất vả hơn gài rập nhưng bù lại sẽ kiếm được nhiều chuột hơn và nhộn nhịp hơn hẳn. Người quen với cộng việc bắt chuột, họ sẽ dẫn đầu đi tìm hang ổ của chúng. Hang chuột  thường ẩn nấp trong bụi rậm, chổ đất dày, đất bị đùn cục ẩm ướt, vết chân và cùng phân chuột  dính lại biết ngay là cả ổ chuột  đang trú ngụ trong đó. Tôi nghe bác hai nói, loài chuột rất tinh ranh chúng thường đào thông các hang với nhau, để phòng khi bị vây bắt, chúng có đường thoát thân, quen gọi là hang cái và hang ngách. Biết chuột có tậm quán như thế nên khi phát hiện người ta không vội đào liền mà họ tìm xem hang sẽ thông ra đâu mà chặn các ngóc ngách lại, sau đó họ bắt đầu đào tìm bắt chuột  khi đào được 1 khúc hang mà vẫn chưa thấy chuột  bò ra là biết chúng đã dồn về cuối hang và đang tìm cách thoát thân. Lúc này người ta không đào thêm mà xách nước đổ vào cho ngập miệng hang, chuột ngợp nước sẽ tự động chui ra. Khi đó chúng đã yếu sức và không còn nhanh nhẹn rất dể bắt. Tôi cũng tham gia với người lớn việc canh chuột, hể thấy con nào định thoát thân là chặn lại ngay, tuy có hơi sợ một chút nhưng vì tính hiếu kỳ và thích vui nhộn nên cũng ráng làm gan, từ từ quen dần gặp chuột là không ngần ngại còn bắt chúng bằng tay luôn nữa. Người dân bắt chuột bằng cách đào hang là không bao giờ đập cho chúng chết như gài rập, phải bắt sống vì số lượng nhiều cần rọng lại hoặc đem bán chứ ăn 1 lần không hết .

 Một cách bắt chuột khác khá độc đáo và thú vị là dậm cừu, cách bắt chuột này có thể diển ra ở cánh đồng lúa vừa thu hoạch được chừa lại một khoảng hoặc là cánh đồng năng chuột trú ngụ lại nhiều. Nhóm người đi bắt chuột sẽ đi vòng quanh 1 khúm năng dự đoán là có chuột nhiều, do nhìn theo đất đùn cụt, họ bước mạnh chan để chuột sợ dồn về trong khúm cỏ năng, xung quanh cỏ năng rạp xuống chuột thấy trống không dám chạy ra. Nhưng cách bắt đó là khi có đông người và lâu lâu mới tổ chức bắt một lần. Còn người chuyên đi bắt chuột đồng để bán thì thường dùng cách gài rập chì rập sắt hơn vì cách này có thể tự đi gài một mình và lượng chuột cũng khá nhiều và hơn hết là bắt sống được chúng. Người gài rập sắt rập chì rất siêng năng tỉ mỉ, họ tìm theo lối mòn chuột chạy mà đăt rập, một đêm họ có thể đặt mấy trăm cái rập như thế. Cực nhọc vất vả là thế nhưng người dân quê tôi vẫn luông vui tươi vi người dân quan niệm lao động chân chính là vinh quan và họ thầm biết ơn thiên nhiên đã mang đến cho họ nguồn sản vật dồi dào này để họ có được công việc mưu sinh. Chuột gài rập lồng còn sống được cân hoặc là đếm cho các thương lái chủ vựa chuột rồi phân phối đi các nơi khác .

 Một loài gậm nhắm tưởng chừng có hại chứ không có lợi nay góp phần cải thiện đời sống người dân, người không có ruộng đất có thêm thu nhập ổn định, người trồng lúa được an tâm hơn cho cánh đồng của mình vào mua trĩu hạt, các nhà hàng thì có thêm một món đặc sản để thu hút khách, nói chung bắt chuột có lợi ích cả đôi đường. Chuột đồng xứng danh là đặc sản miền tây, vì thịt chuột đồng rất đa dạng trong chế biến và đặc biệt là món nào cũng ngon, ra khu vườn nhỏ hái nắm rao râm tiện tay lặt vài trái ớt cắt ít cọng bạc hà là có thề chế biến đến 2 món chuột, chuột nấu canh chua, chuột kho rau râm. Kể tới các món ăn của đặc sản miền tây này có hơn chục món ngon, nào là chuột nướng xã ớt, chuột nướng, khìa, xào lá cách  xào xã ớt đó là các món quê tôi thường chế biến từ chuột, còn ở các nhà hàng người ta nghĩ ra thêm nhiều món từ chuột đồng cho phong phú để thu hút thực khách như chuột ép lá chanh, áp chảo, rang muối, chuột  quay lu, chuột nướng chao, chuột  xào lăng, ôi vô số món ăn từ những chú chuột đồng .

đặc sản ẩm thực miền tây , chuột đồng

Chỉ từ những nguyên liệu trên mãnh đất quê nhà, cộng với thịt của loài chuột đồng hoang dã mà có biết bao hương vị khiến người xa quê còn nhớ mãi, từng thớ thịt chuột còn ngọt lịm dai dai, nhiều người còn ví ăn thịt chuột ngon như ăn thịt gà vậy. Có câu nhất nướng nhì chiên tam xào tứ luộc, nói tới món gì cũng không ngon qua món nướng. Nhất là khi ăn chuột đồng mới bắt về còn tươi, thịt chuột đồng vừa sạch vừa thơm hương vị đồng quê xứ sở, các món ăn từ chuột đồng đã gắn liền với người dân quê tôi từ bao giờ và đối với chúng tôi đó là món đặc sản vừa gần vừa thơm ngon. Những kiểu thưởng thức các món ăn dân dã như thế này làm sao để tìm  được giữa nơi phố thị ồn ào, những lo toan của cuộc sống dần cuốn con người vào quỷ đạo những hành trình, vội vả tất bật. Làm sao có nhiều thời giờ để ung dung thoải mái thưởng thức và cảm nhận thiên nhiên qua từng nhịp đập của thời gian. Tạo hóa lại một lần nữa cho chúng ta thấy sự công bằng, dẩu cuộc sống con người nơi phố thị có đầy đủ đến đâu thì họ cũng có những giây phút nhớ lại quê hương .





Bài Trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan