Mùa xuân mới
lại về trên quê hương tôi, một mùa xuân an lành nồng ấm tình thân. Nhắc đến Tết
người ta thường nghĩ đến chợ hoa rộn ràng, những bao lì xì mừng tuổi mới, đòn
bánh tét nóng hổi đêm giao thừa hay cành mai khoe sắc trước hiên nhà. Riêng tôi
mỗi khi mùa xuân đến thật gần tôi lại nhớ đến 1 món ăn dân dã bình dị cùng mùi
hương nồng nàn, đậm đà trong ký ức đó là món dưa kiệu.
Xem Thêm :
- Cá bống dừa
- Mùa Khoai Lang
- Cá lóc nướng trui
- Cây Lục Bình
- Thịt chuột đồng
Xem Thêm :
- Cá bống dừa
- Mùa Khoai Lang
- Cá lóc nướng trui
- Cây Lục Bình
- Thịt chuột đồng
củ kiệu tôm khô món ăn không thể thiếu trong ngày Tết |
Ai có dịp ghé
thăm quê hương tôi những ngày này sẽ thấy thích thú bởi bạc ngàn sắc xanh của
các loại rau. Cuối tháng chạp là cao điểm rau bán Tết, trong đó có củ kiệu. Người
dân quê tôi từ khi sinh ra đã gắn bó với nghề trồng kiệu, rồi lớn lên bởi
hương kiệu nồng nàn suốt bao năm tháng, sự cần cù chịu thương chịu khó của những
người nông dân đã biến vùng đất hoang vu thành vựa kiệu trừu phú như ngày hôm
nay.
Trong 1 năm
kiệu theo người nông dân qua 2 vụ, vụ kiệu giống và vụ kiệu Tết. gia đình bên Nội
tôi có truyền thống trồng kiệu bán Tết từ hơn chục năm nay. Mấy chú nói đất đai
pha cát quê mình thích hợp nhất là trồng các loại cây có củ, như hành tím ,
khoai lang, củ cải trắng, nhưng trồng hợp nhất vẫn là trồng kiệu. Kiệu không những
báo hiệu mùa xuân về mà còn mang theo kế sinh nhai những ngày cuối năm.
Tiền bán kiệu
Tết cũng dư ra chút đỉnh để dành lại để mua sắm trong Tết. Sau mấy tháng dưới
bàn tay chăm sóc của người nông dân, kiệu đã sẵn sàng thu hoạch, mùa thu hoạch
nhằm vào những ngày cuối tháng chạp âm lịch tức là tháng giêng hoặc bước sang
tháng 2 dương lịch. Mùa thu hoạch kiệu là mua rẩy đông vui nhất, nhà này thu hoạch
thì nhà kia sang đến tiếp, cứ thế thu hoạch dần công để tiết kiệm chi phí và tiền
thuê mướn nhân công, cứ thế lâu dần đã hình thành 1 tập quán sống tốt đẹp trong
tình nghĩa của người dân nơi đây, trong ký ức của nhiều người khoảng thời gian thu hoạch kiệu là đáng nhớ nhất.
Trên bờ líếp
những hàng kiệu mập ú chờ những bàn tay người dân hái mang về, từng cây kiệu được
nhổ lên khỏi lớp đất, phơi ra những củ căng tròn. Kiệu mới thu hoạch có mùi rất
đặc trưng, đứng xa hàng chục mét vẫn còn ngửi được mùi cay nồng. Con kênh mà
thường ngày để bơm nước vào đồng, bây giờ dùng làm nơi để rửa những bó kiệu mới
hái, những lớp bùn đất còn sót lại bị cuốn trôi theo dòng nước, để lộ ra những
củ kiệu trắng hơn khi vừa được được nhổ lên. Chứng kiến
bao nỗi thăng trầm với cuộc sống vất vả của người nông dân, có lẽ vì vậy mà
hương kiệu, củ kiệu càng thêm nồng them cay
và công sức người trồng đã được thiên nhiên chiều long cho mưa thuận gió
hòa thế là mùa xuân năm nay có được niềm vui trọn vẹn.
Ở những gian
hàng chợ Tết nhộn nhịp, có thêm 1 góc bán kiệu, kiệu vừa mới nhổ được chuyển từ
vựa lên chợ nên còn tươi ngon và phảng phất mùi nồng cay riêng biệt không lẫn
vào bất cứ loại rau củ nào. Kiệu được chế biến thành nhiều món ngon trong Tết
nhưng phổ biến là làm dưa kiệu. Thế nên những ngày 25-26 tháng chạp âm lịch là
các bà nội trợ lại tất bật mua kiệu tươi về làm dưa kiệu ăn dần .
Và mỗi khi
cây mai trước sân bung nở những nụ đầu tiên cả nhà tôi lại xúm xít bên nhau làm
món kiệu Tết quen thuộc, việc làm dưa kiệu không cầu kỳ tốn nhiều công sức như
nấu bánh tét, quết bánh phồng. Cũng như bao bà con ở vùng quê khác, người dân
quê tôi cũng rất thích ăn món dưa kiệu trong dịp Tết đến xuân về. Trong các
công đoạn làm kiệu, có lẽ là lặt kiệu là nhộn nhịp và đông vui hơn cả, người lớn
và trẻ con quay quần vừa lặt kiệu vừa trò chuyện vậy mà rôm rả 1 xóm nhỏ trong
bưởi chiều cuối năm. Lăt kiệu là công đoạn chiếm nhiều thời gian nhất nên má và mấy dì kể cho bọn tôi những câu chuyện rất thú vị về xuất xứ của củ kiệu.
Ngày xưa có 1 nàng công chúa rất yêu thích việc trồng trọt, nàng tên là Kiệu, 1 ngày kia trong lúc thăm ruộng nàng Kiệu phát hiện ra 1 loài cây lạ, nàng đem giống cây này về trồng, đến lúc cho củ nàng đem củ ngấm với dấm và nước ngọt của cây trái vài ngày sau củ không còn vị gắt lại thơm nồng. Nàng Kiệu dã dân lên vua cha món ngon ăn kèm với bánh chung luộc. Vua cha nếm thử và rất thích từ đó vua hạ lệnh trồng phổ biến loại cây này và đặt tên là Kiệu theo tên của nàng công chúa.
Theo kinh
nghiệm của má chọn kiệu làm dưa phải chọn kiệu có kích thước vừa phải không quá
to cũng không quá nhỏ mới cho được những hủ kiệu ngon. Kiệu rửa qua 2 nước cho
nhả bớt chất cay nồng người nào kỹ tính hơn còn ngâm kiệu với nước muối hoặc
phèn chua sau khi rửa sạch chờ kiệu ráo nước rồi chuyển sang công đoạn ướp gia
vị. Đường và 1 chút muối được cho vào thao kiệu và trộn đều tay, người có kinh
nghiệm thường không đổ giấm trực tiếp vào kiệu vì như vậy kiệu sẽ bị đục và mất
đi độ giòn ngon cần thiết.
Cách làm kiệu
cầu kỳ như thế này phải chờ 1 đến 2 tuần mới có thể ăn được nhưng sẽ bảo quản
được lâu hơn và càng để lâu kiệu sẽ càng chua và thấm vị. Kiệu sau khi ngấm gia
vị thì mang ra phơi nắng vài ba ngày, nhờ cái nắng ấm áp của mùa xuân mà mớ kiệu
tươi thêm nồng đượm hơn, cái mùi hương kiệu thoang thoảng hòa cùng mùi nắng
xuân ấm áp không lẩn vào đâu được. phài phơi đủ 3 nắng kiệu thành phẩm mới ngon
và giòn.
Kiệu phơi
xong được má cho vào hủ thật khéo léo, ăn kiệu không chỉ cần ngon, giòn, thấm vị
mà cũng kỹ lưỡng công đoạn xếp từng củ kiệu tươi vào hủ. má dặn sau này lớn lên
làm gì cũng phải cẩn thận cũng như việc xếp kiệu này vậy. Lúc nào má cũng thường
hay dạy con cái những điều hay lẽ phải, để mỗi mùa xuân trôi qua chúng tôi lại thêm
lớn khôn, từ những bài học đơn giản nhưng sâu sắc của má.
Qua bàn tay
chế biến khéo léo của con người, kiệu đã thành nét đặc trưng truyền thống trong
dịp Tết góp phần làm phong phú hơn ẩm thực Tết, món ăn đơn giản này đã gói hồn
dân tộc vì từ bắc chí nam hầu như nhà nào cũng làm dưa kiệu để ăn dần trong Tết.
Nếu quá bận rộn thì những chiều cuối năm ra chợ mua vài hủ kiệu ngon.
Mâm cơm cúng
ông bà trong mấy ngày Tết không thể thiếu món dưa kiệu, 1 dĩa kiệu ngon như tấm
lòng thơm thảo của con cháu dâng lên ông bà tổ tiên. Trong bữa cơm ngày xuân
luôn có sự hiện diện của dĩa kiệu ngâm được bài biện trang trí đẹp mắt. Khi ăn
nhiều thịt cá, bánh mứt thì những món rau củ muối chua như kiệu lại được ưa
thích. Chút dưa kiệu làm cho món ăn ngày Tết ngon hơn và phần nào đỡ ngán.
Cách ăn kiệu
mỗi miền cũng khác nhau nếu như ở miền bắc chuộng ăn kiệu với bánh chưng luộc,
thịt nấu đông. Người miền nam lại thích ăn dưa kiệu với bánh tét chiên, thịt
kho hột vịt hay là canh khổ qua. Từ từ nhấm nháp hương vị kiệu chua chua ngòn
ngọt thưởng thức bữa cơm đầu năm cùng dưa kiệu và những món ăn truyền thống mà
thấy ấm áp tình ruột thịt trong 1 cái Tết đoàn viên. Rồi những cái Tết qua đi
tôi trở lại thành phố để tiếp tục cho công việc năm mới, má cũng không quên bỏ
vào hành lý của tôi 1 hủ kiệu ngon mà má làm riêng cho tôi, tôi đã mang theo từ
quê hương mình 1 cái Tết thật ngọt ngào, gói ghém tình thương yêu gia đình trong
những hủ kiệu nồng nàn .