Ở miền sông nước Đồng Bằng Sông Cữu
Long có rất nhiều món ăn chân quê độc đáo làm nên nét đặc trưng văn hóa ẩm thực
của người dân miền tây nam bộ trong đó có món cháo Ong Vò Vẽ. Trong ký ức của
người dân vùng sông nước miền tây, món cháo ong vò vẽ có hương vị béo ngọt,
thơm lừng nhiều bổ dưỡng. Chất liệu chủ yếu là Nhộng Ong, Ong non, gạo thơm
và vài loại rau đồng, ấy thế mà Ong Vò Vẽ đã trở thành món đặc sản của đồng
quê và không phải lúc nào cũng được thưởng thức .
- - MẶN MÀ HƯƠNG VỊ LẨU MẮM CÁ ĐỒNG Ở MIỀN TÂY
- - ONG MẬT CỦA RỪNG U MINH VÀ NHỮNG MÓN ĂN LÀM TỪ MẬT ONG
- - MÙA NẤM TRÀM Ở HÒN ĐẢO NGỌC PHÚ QUỐC VÀ CÁC MÓN ĂN CHẾ BIẾN TỪ NẮM TRÀM !!!
- - MÙA SEN ĐỒNG THÁP VÀ NHỮNG KỸ NIỆM KHÓ PHAI
- - ONG MẬT CỦA RỪNG U MINH VÀ NHỮNG MÓN ĂN LÀM TỪ MẬT ONG
- ẨM THỰC MIỀN TÂY , MÙA CÁ LINH VÀ CÁC MÓN ĂN CHẾ BIẾN TỪ CÁ LINH
ẩm thực miền tây - dậm đà món cháo ong vò vẽ |
Muốn có một nồi cháo Ong bồi dưỡng
sau những ngày lao động mệt nhọc thì phải đi đốt ổ ong để lấy nhộng và con non, công việc này vất vả và nguy hiểm, chỉ dành cho những người có kinh nghiệm
và gan dạ, những người còn lại ở nhà tìm hái rau đồng, kiếm gia vị chuẩn bị
chế biến sau khi những người đi đốt ong đem ổ về. Nhung dẩu có gan dạ đến đâu
thì những người tham gia đốt ong củng phải mặc quần áo thật dày, đầu đội nón rộng
vành và trùm kín mặt bằng một tấm lưới có mắc dày để ong không chui vào được .
Loài ong vò vẽ rất hung dữ, người bị ong chích vài ba muổi sẻ bị xưng vù và lên cơn sốt nếu bị chích nhiều có thể tử vong vì hoại tử gan, thắt ống thận dẫn tới suy thận cấp mà tử vong
Vật dụng mang theo khi đi đốt ổ ong
vò vẽ nhất thiết phải có đoạn cây dài vửa tầm khoảng cách từ nơi đứng đốt đến ổ
ong, có thề dùng tre, trúc hoặc là cây tràm tươi cũng được, phía trên đầu
cây quấn vãi hoặc lá chuối khô để thấm dầu khi dốt. Thông thường ong vò vẽ rất
hiền lành nhưng hể khi có ai quậy phá ổ thì nó truy đuổi đến cùng người hoặc
thậm chí cả động vật khi bị ông vò vẽ truy đuổi thì khó có thể tìm đường thoát
thân, chỉ có cách chạy thật xa rồi trầm mình dưới nước trong một thời gian dài
mới thoát nạn, nhưng gặp đàn ong dữ nó cũng đợi đến cùng để tấn công khi ngoi
đầu lên mặt nước. Có lẽ vì sự nguy hiểm như vậy nên khi phát hiện ổ ong vò vẽ
người ta hay đốt ổ của nó , sợ trẻ em chọc phá thì rất nguy hiểm đến tính mạng
.
Nhộng ong vò vẽ , nguyên liệu chính cho món cháo |
Ong vò vẽ làm tổ bất cứ đâu, trên những
nhánh cây cao ở bìa rừng, trong bụi rậm sau vườn hay trong lùm cây trước nhà.
Chúng thường đi tìm mật và vỏ cây khô về xây ổ chỉ quanh quẩn gần ngôi nhà của
mình nên khi thấy vài con lẩn quẩn ở bụi cây nào thì nhất định ổ ong vò vẽ cũng
gần đâu đó. Đi đốt ong vò vẽ phải chờ đêm xuống
vì khi ấy ong đã vào hết trong ổ, trước khi châm lửa cần phải xác định miện ổ
nằm ở hướng nào dùng ngọn lửa đưa về đúng hướng đó, ong bị lửa thiêu nóng lần
lượt túa ra liền bị lửa thiêu chết, một số bị cháy cánh thì rơi xuống đất
không còn khả năng bay đi xa. Loài ong vò vẽ có bản năng là khi thấy lửa, con
nào cũng cố lao vào ngọn lửa để đái lên đó với hy vọng dập tắt lửa để cứu ngôi
nhà của mình, vì vậy hầu như cả đàn đều bị ngọn lửa thiêu rụi. Trong khi đốt
phải thật bình tỉnh quan sát dùng ngọn lửa quơ qua quơ lại không để con nào sống
sót vì rất nguy hiểm, quá trình đốt ong nhanh chừng nào tốt chừng ấy .
Khi ong đã bị đốt sạch mới đem ổ xuống, tuy nhiên khi lấy được ổ vẫn còn không ít ong mới trưởng thành từ trong ổ bò
ra, những con này tuy còn non những vẫn có khả năng tự vệ, kim đã cứng và có
nọc độc, nên phải thận trọng đạp bỏ chúng trước khi mang ổ về nhà. Những người
có kinh nghiệm, ban ngày quan sát kỹ vị trí cũng như độ lớn của từng ổ ong thì
trong một đêm từ chạng vạng đến 8 giờ đêm thì có thể đốt hai đến ba ổ ong vò vẽ
, khi ấy nhộng thu về nhiều không chỉ nấu được nồi cháo lớn mà còn chế biến được
món khác .
Khi đem ổ ong về những người đi đốt
và người ở nhà chờ sẳn phối hợp để gỡ nhộng, hôm nào trúng có đến vài kg nhộng. Nhộng trong tàn ông vò vẽ có loại, nhộng non mới hình thành, loại này trong
bụng có một khúc ruột đen phải trụng nước sôi cho sữa săn lại rồi dùng tay ngắt
đích rồi lấy ra, nhộng đã trưởng thành có ong non nhưng vẫn còn trắng, nhộng
non to tròn có nhiều sữa và có màu hơi ngã vàng, đây là loại khoái khẩu và bổ
dưỡng nhất còn loại nhộng già đã gần hình thành con con, tất cả các loài nhộng
này đều ăn được .
Tách nhộng ong xong đem xào sơ với mỡ
phi hành, tỏi cho săn lại. Cháo có thể nấu với nước dảo của nước cốt dừa nạo
chờ cho nồi cháo chín nhừ mới dổ nhộng ong vào, nên thêm mấm muối bột ngọt cho
vừa ăn, trước khi ăn đổ thêm nước cốt dừa trộn đều cho tăng thêm vị béo ngọt của
cháo. Cháo ong thường nấu vào ban đêm mỗi người một việc thật vui, người canh
lửa nấu cháo, người đi kiếm rau đồng, người nạo dừa lấy nước cốt, khi cháo
chín thì mọi người đã mệt vì chuẩn bị từ đầu hôm bụng cũng đói cồn cào, nối cháo ong lúc này
càng tăng thêm giá trị ẩm thực của nó .
Cháo ong vò vẽ có hương vị thơm ngát
của mùi gạo mới hòa lẩn với vị béo ngọt của ong rừng và nước cốt dừa thật hấp dẩn
làm sao. Cứ húp từ từ từng ngụm cháo rồi nhai nhè nhẹ từng con nhộng, sao cho
sữa nhộng tan ra trong vòm miệng để cảm nhận được hết cái hương vị độc đáo
riêng biệt của cháo ong vò vẻ mà ông cha ta đã phát hiện từ thuở khẩn hoang và
truyền lại cho con cháu đến ngày nay, khi nấu cháo nên chừa lại một ít nhộng để
làm món xào, có thể xào chung với cộng hành, trộn với nước cốt dừa, khi ăn
xúc từng muỗng, trộn bánh tráng với rau bắp chuối, nhâm nhi vài ba ly rượu đế
thì không còn món nào sánh bằng .
Bây giờ rừng bị thu hẹp đi rất nhiều, dân cư lại đông đúc, bụi rậm bị dọn dẹp để cải tạo lại đất trồng hoa màu.
Ong vò vẽ cũng hiếm dần, muốn có nồi cháo ong vò vẽ để thưởng thức cái hương vị
ngọt ngào đầm thấm như xưa đâu phải dể, vì vậy mà món cháo ong vò vẽ thành
hàng khó kiếm, thành món đặc sản của đồng quê hiếm mà có tiền chưa chắc đã mua
được. Ong vò vẽ chích thật đau, nọc của nó độc vô cùng nhưng nhộng của nó thì
ngọt ngào làm sao, nồi cháo ong thật đơn giản không cần đến nhiều gia vị,
không có cách chế biến cầu kỳ, nhưng đã để lại biết bao niềm thương nhớ về một
thời ấu thơ miền sông nước động mãi cho đến ngày lớn khôn .
.