Friday, March 3, 2017

ONG MẬT CỦA RỪNG U MINH VÀ NHỮNG MÓN ĂN LÀM TỪ MẬT ONG

 Khi rừng U Minh đón những tia nắng ấm áp của mùa xuân, từng bầy Ong lại bay về hút mật, người dân U Minh lại vào rừng gác kèo cho Ong làm tổ, nghề gác kèo Ong lấy mật đã có từ lâu, nhà nào cũng có 5-10 kèo, nhiều gia đình có cả trăm kèo. Mật Ong có thể lấy được quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa xuân khi ấy trăm hoa đua nở khí trời trong xanh nên mật Ong đậm đặc thơm ngọt hơn .




 Nghế gác kèo ong cũng lắm công phu vất vả và đòi hỏi kinh nghiệm nhiều, đầu tiên là phải đi tìm trảng. trảng là 1 khoảng rừng rộng thua cây, người gác kèo phải chọn trảng có ánh nắng và gió phù hợp thì tỷ lệ ong bay về làm ổ mới cao. Người ta dùng 2 cây tràm cắt 1 đoạn dài hơn 1m vót nhọn rồi cấm chéo xuống đất, 2 chân rộng khoảng 2m tạo thành 1 cái nạn, sau đó dùng 1 đoạn gổ gác lên 2 đầu cây sóc chéo, cách mặt đất tầm 1,5m, 1 đầu thấp 1 đầu cao để cho kèo có độ nghiêng vừa phải, kéo gác xong phải dọn 1 đường bụi rậm cho thông thoáng với mục đích để ông thấy kèo mà đáp xuống đồng thời để bay đi hút mật về cho ổ. Việc gác kèo tưởng chừng đơn giản ấy lại là 1 quá trình kỳ công nghệ thuật, người gác kèo phải có kinh nghiệm, tỷ mỷ, tính toán vị trí sao cho thích hợp, đặt kèo phải đẹp, phải có độ nghiêng thẩm mỹ nếu không ong sẽ không về , xem như thất bại.

 Gác kèo rồi ! nếu êm xuôi thì khoảng 10-15 ngày sẽ có ong đáp xuống, nữa tháng sau là có thể lấy mật được rồi. Mùa “ ăn ong “ ( cách gọi của người lấy mật là ăn ong ) rầm rộ nhất là giữa mùa xuân đến cuối mùa hạ. Trước khi “ ăn ong “ người ta dùng bao lưới trùm kín đầu, mặc quần áo vãi dày, mang bao tay, dùng rể cây dừa hoặc sơ bó thành gói bùi nhùi đốt tạo khói để xua bầy ong bay đi bớt. Dùng dao nhọn chọn miếng sáp ong trong ổ có mật nhiều nhất, mỗi nhát cắt có thể thu từ 3-5 lít mật, việc cắt sáp ong lấy mật phải làm nhanh gọn chừng nào tốt chừng ấy vì làm lâu ong sẽ bị động sẽ bỏ ổ mà đi lần sau không còn lấy mật được nữa. Nếu gặp ổ có đàn ong tốt thì 10-15 ngày đến “ ăn mật “ 1 lần. 1 Kéo ông thường ăn được từ 5-7 lần. Những người “ ăn ong “ có kinh nghiệm chọn vị trí gác kèo tốt, thao tác nhanh lúc “ ăn ong “ thì lấy mật được nhiều lần hơn. Khi đàn ông bị lấy mật nhiều lần sẽ bỏ ổ mà đi khi ấy người gác kèo phải tìm nơi trảng mới .

 Những thân cây tràm bị gảy trong rừng, vô tình làm nơi lý tưởng của người đi rừng chọn làm kèo ong 1 cách tự nhiên mà không cần phải gác kèo. Ong mật vốn rất thích làm ổ ở những nơi này, đôi khi 1 thân cây dài có đến 2-3 ổ ong mật. Ổ ong được tạo thằng bằng chất sáp lấy từ tuyến ong thợ, bên trong là muôn vàng những hình lục giác đều nhau được thiết kế khá hoàn chỉnh và độc đáo vừa đủ để ong ở và cho mật, ổ ong thường được xây những nơi bụi rậm nhưng thoáng mát không cao qua cũng như thấp quá, điều này giúp nhà của chúng tránh được nắng gió và tránh được nước ngập trong mùa mưa, vì vậy ong đươc mệnh danh là nhà kiến trúc đại tài còn là nhà khoa học, nhà thiên văn, nhà địa lý.Gia đình ong làm việc rất cần mẫn, có tổ chức rỏ ràng, ong nào việc nấy không chồng chéo lẫn nhau, đó là cách tổ chức đáng khâm phục. Ong còn là 1 biểu tượng của sự đoàn kết nhất quán trong mọi công việc. Bác Hồ đã dùng hình ảnh của đàn ong , kêu gỏi đoàn kết đánh đuổi xâm lượt giành lại độc lập tự do cho tổ quốc ,
- Ong kia yêu giống yêu nòi 
Đồng tâm hiệp lực đuổi loài cáo đi
Bây giờ ta thử so bì 
Ong còn đoàn kết huống chi là người .

 Mỗi giọt mật được chắc chiêu từng hàng triệu cánh hoa rừng do bầy ong thợ cần mẩm hàng ngày mang về. Mật ong rừng U Minh có màu vàng óng trong veo mang mùi vị của mùi hương tràm mà không đâu có được, mật để lâu ngày không đồi màu không biến chất, thời xưa rừng còn rộng, ong mật làm ổ tự nhiên còn nhiều , dân cư lại thưa thớt, mật lấy về chỉ để ăn chơi hay dùng làm thuốc để trị bệnh thông thường, ngày nay y học khám phá, mật ong có nhiều công dụng như :
-      -  Tăng cường sức khỏe
-       - Chống lão hóa
-      -  Chế biến Mỹ Phẩm
-       - Làm Đẹp
-      -  Làm thuốc trị bệnh tim mạch
-     -   Bệnh thiếu máu
-      -  Trị nhiễm trùng
-      -  Tái tạo mô
-       - Tái tạo hệ miễn dịch
-      -  Hệ tiêu hóa

Các nhà khoa học còn phát hiện nhiều công dụng của mật ong, sữa ông chúa, Nọc ông còn có thể làm giảm đáng kể các khối u ung thư. Mật ong U Minh vì vậy mà trở thành hàng hiếm, giá cao mà không đủ để bán.Tàn ong, ong non cũng là 1 thứ quý hiếm , xác tổ ông đem về từ rừng, có thể gở lấy con non ăn ngay  hoặc bẻ ăn từng miếng. Vị ngọt liệm thanh thanh của mật, vị beo béo của ông non đậu trên đầu lưỡi quả là ngon hơn thứ bánh kẹo nào khác 

Người dân U Minh có thể chế biến ra những món ăn độc đáo từ tàn ong và ong non, trong đó món gỏi ong thông dụng và được ưa chuộng nhất. Cách làm cũng rất đơn giản, cắt tàn ong từng miếng rồi thả vào nồi nước vừa sôi, đứng canh lửa trở đều cho xác ong tan ra khi chỉ còn lại ong non nổi lên trên là được, lấy rổ vớt ra cho ráo nước, khi ăn cuốn bánh tráng kèm với rau bắp chuối, lá chùm ruột, lá lụa và các loại rau díp cá , rau râm , dưa leo cho mùi vị rất ngon và bổ dưởng .

 Khoái khẩu nhất của người đi rừng là món tàn ong non nướng, tàn ông cắt thành từng miếng vuông nhỏ vừa, dùng lá mướp hoặc lá nhào gói lại rồi nướng trên bếp than tràm mới phát huy hết mùi hương thơm nồng nàng của nó. Mật của tàn ông gặp lửa tươm ra khiến cho lá nhào bên ngoài cháy xém nhưng bên trong vẫn giữ 1 màu tương nguyên, dậy lên 1 mùi hương thơm ngào ngạt.

Giữa không gian yên ả thanh bình tiếng chim ca ríu rít, làn gió mát từ rừng tràm làm cho con người được hòa mình với thiên nhiên. Tàn ông nướng thơm lừng mùi lá mướp, lá nhào ăn vào ngon không thể tả. Còn món gỏi tàn ông cũng khó có món đăc sản nào so sánh được, chất béo của tàn ong non hòa trộn với rau rừng với nước  chấm đậu phộng cho 1 hương vị riêng biệt và bổ dưởng chỉ có ở đồng quê sông nước U Minh .

Bửa cơm gia đình dưới mái nhà tranh giữa không gian mên mông với những món ăn dân dã từ rừng thật đơn sơ bình dị nhưng chan chứa tình quê  bình yên hạnh phúc, hình ảnh ấy khó có thể nhạt phai đối với những người con xa xứ .



Bài Trước
First
Bài viết liên quan