Thursday, March 23, 2017

Ký ức về cây dừa nước ở miền tây quê tôi

 Từ thuở đi khẩn hoang mở đất, người dân vùng sông nước Cữu Long quê tôi đã gắn bó mật thiết với cây dừa nước, từ trong đời sống vật chất đến tinh thần, hầu như đều có bóng dáng của cây dừa nước. Thấy dừa nước như thấy hồn quê sông nước miền tây, hình ảnh của loài cây này như đã in sâu trong tìm thức trong nổi nhớ thương của người dân quê tôi . 

Các bài liên quan :

Ẩm Thực Miền Tây - nhớ mãi cá lóc nướng trui ở U Minh Thượng
Ẩm thực miền tây , Những món ăn chế biến từ Chuột đồng
Ẩm thực miền tay - Mắm Ba Khía , món ăn đậm đà hương vị quê hương
Mặn mà hương vị lẩu mắm cá đồng ở miền tây
Ẩm Thực Miền Tây - Cá Bống Dừa Đậm Chất Tình Quê Hương Sông Nước Miền Tây



 Dừa nước là loại thực vật mọc hoang dày đặc ven bờ sông rạch nước lợ miền sông nước cữu long. Thân cây dừa nước mọc ngang dưới lòng đất chỉ có lá và cuốn hoa mọc lên trên. Lá non có hình trụ tròn dân gian gọi là cà bắp, lớn lên nở thành tào, hoa trái dừa nước chẳng mỏng manh, chẳng e ấp chỉ mộc mạc như bản chất thôn quê vốn có của nó, nhưng lại có sức sống mãnh liệt và đem đến nhiều nguồn lợi hữu ích cho biết bao người .

 Trái dừa nước là một trong những món ăn quên thuộc đối với tuổi thơ của trẻ em vùng quê. Có đứa trẻ miền tây nào mà chưa một lần thưởng thức và cảm nhận mùi thơm dịu nhẹ và vị ngọt thanh của cơm dừa nước. Hương vị quen thuộc ấy để thương để nhớ cho biết bao người .

 Dừa nước còn cho tuổi thơ chúng tôi những trò chơi thú vị , từ những cái bập bè chúng tôi có thể gọt đẻo chúng thành những món đồ chơi theo ý thích của mình. Trái banh bằng bập bè không được tròn đều, nhẹ, dể đá như những trái banh lông, banh nhựa của các bạn ở thành thị. Nhưng nó chũng cho chúng tôi những tiếng cười giòn tan, những vùng ký ức của tuổi thơ thật hồn nhiên .

 Quê tôi ở Gò Quao tỉnh Kiên Giang, nơi cái nắng cái gió từ sông cái lớn thổi vào lồng lộng, nhưng vẫn luôn ấm áp vì được bao bộc bởi dãy dừa nước bạc ngàn, mát rượi, ngoài thu nhập chính từ nghề trồng khóm, nghề nuôi tôm. Người dân có thể tận dụng nguồn lợi hữu ích từ dừa nước. Làm thêm nhiều nghề để thu nhập phụ thêm cho gia đình

 Nghề chầm lá, đốn lá, bán lá bó, lá tào là những nghề hình thành sớm nhất, vì ngày cưa nhu cầu sử dụng lá chầm thành tấm rất phổ biến. Người ta dựng nhà, lợp nhà, trường học, mái che cho xuồng ghe đều dùng là dừa nước. Có 2 loại lá chầm thành tắm dùng lợp trên nốc và lá xé dùng đề dựng vách. Tào lá dừa nước rất hữu dụng, phần nào cũng dùng được hết. Sau khi đổ lá ra phần sóng lá được chẻ đôi để làm thanh chầm.

 Nghề đốn và tách cơm dừa nước được hình thành sau nghề chầm lá, nhưng nó cũng là nghề đem lại thu nhập phụ tiếp cho gia đình trong khi nhàn rỗi. Thậm chí đối với nhiều gia đình không có ruộng đất, ít vốn. Nghề này đã là nghề mưu sinh chính của cả gia đình, có những gia đình theo nghề đã hơn 20 năm. Nghề chủ yếu lấy công làm lời, người ta gọi nôm na là của buông không vốn .

 Nhưng nghề nào cũng có sự khó khăn riêng của nó. Ngày xưa dừa nước mọc hoang rất nhiều, có ngày có thề đốn được đến mấy trăm quày mà lại gần nhà nữa. Nên nhà ai cũng có xuồng ghe, cũng có thể cột dây vòng theo con nước loi về nhà, còn bây giờ phải chạy võ máy đi tập hợp nhiều nơi mà có khi đi cả ngày cũng chỉ cao lắm hơn 100 quày, có bửa ít được vài chục quày là lổ tiền xăng .

 Vì đạo đức nghề nghiệp nên người lao động chân chính họ chẳng bao giờ bán cơm dừa qua đêm. Nên để kiếm được vài trăm ngàn họ phải mất thời gian 2 ngày. 1 ngày đi đốn sáng hôm sau mới chẻ lấy cơm dừa để chở đi giao cho mối ở các khu vực Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Rạch Giá. Mặc dù thu nhập bằng nghề này không được bao nhiêu. Người làm nghề tìm được niềm vui trong nghề có thể mang hương dừa đến với nhiều người. Để hương quê được gìn giữ trong tâm hồn của mỗi người con xa xứ .

 Tạo hóa đã ban cho cây dừa nước một sức sống mãnh liệt, giống như ban một nguồn đặc sản thiên nhiên, nguồn nguyên liệu dồi dào cho người dân nam bộ. Dừa nước từng bị tàn phá trong bom đạn trong chiến tranh. Nhưng sau đó chỉ cần một chút bùn, chút hơi nước, và những trái dừa nước rơi rụng thì sẽ nãy mầm mọc thẳng lên những tàu lá xanh mướt, thẳng như tính cách người nam bộ .
Bao năm qua dù vật đổi sao dời, dù con sông quê có bên lỡ bên bồi, dù con nước có khi đầy khi cạn. Hàng dừa nước vẫn đứng bên sông ru mình trong cơn sóng vỗ, vẫn bao bộc và làm bạn với người dân quê nghèo, để gợi nhớ gợi thương cho biết bao người con đất phương nam .


Bài Trước
Bài tiếp theo
Bài viết liên quan