Friday, March 31, 2017

Nhớ mùa bắt ếch đồng và món ếch xào lăn ở miền tây nam bộ

 Quê tôi với những hàng dừa nước ven sông đồng ruộng xanh mướt sau nhà, bìm bịp kêu chiều con nước lớn, ếch nhái kêu rang ngoài đồng sau những cơn mưa. Ai cũng có ký ức của riêng mình và ký ức ùa về khi vô tình nhắc tới những kỹ niệm nơi quê hương xứ sở, nơi gắn bó thân quen với những ngày mó cua bắt óc, đi cắm câu, soi ếch mùa mưa .

Các bài viết liên quan:



mùa bắt ếch quê tôi


 Thiên nhiên hào phóng ban tặng cho những người lam lũ miền quê những mùa cây lành trái ngọt và cả những sản vật đồng quê phong phú phú đa dạng để thay đổi món ăn cho bửa cơm hàng ngày góp phần cải thiện đời sống. Những nghề nghiệp theo mùa như mùa nước nổi, mùa mưa đã quen thuộc với người nông dân. Các nghề được làm trong mùa mưa như : bắt cá, bắt ốc, mò cua, đặt trúm, đặt gió, cắm câu cá, cắm câu ếch .

 Ngày tôi còn nhỏ mỗi khi mùa mưa đến cha tôi thường đi soi ếch, tuy còn nhỏ nhưng chúng tôi rất thích theo cha học làm những món đồ nghề đi bắt ếch, đối với chúng tôi những điều ấy rất thú vị. Làm cần câu ếch rất đơn giản, vật dụng để làm cũng dể tìm, tôi thấy cha dùng có mấy ống tre già mà được cả mấy chục cần câu. Cha chẻ dọc ống tre ra thành nhiều thanh nhỏ vót cho gọn rồi bắt nhợi câu vào là xong.

 Bọn tôi được cha chỉ cho cách làm chịu khó học chút xíu là làm được, chỉ có việc tóm lưỡi câu là học hơi lâu chút vì không khéo sẽ làm tuột lưỡi câu ra khỏi nhợi khi ếch ăn mồi. Sau khi làm cần câu xong cha tôi sửa lại chiếc đèn để đi soi ếch, chiếc đèn đơn sơ lắm chỉ là 1 cái chai củ, một đoạn tre, một miếng vải và một miếng thiếc thôi mà cha đã làm được chiếc đèn để đi soi ếch.

 Trong khi chờ trời tối để đi soi chúng tôi bắt ốc cho cha làm mồi cắm câu ếch, ốc rất dể tìm dể bắt chỉ cần ra ruộng bắt chút xíu là có cả rổ rồi. Đây là món ưa thích của ếch, chỉ cần đập ốc ra lấy phần thịt cứng móc vào cần câu là xong. Khi mặt trời sắp lặng là lúc thích hợp đi cắm câu. Thấy cha xách giỏ xách cần câu là chúng tôi lẻo đẻo đi theo.

 Cắm lúc này tối đi thăm là vừa , vì tối ếch ra kiếm mồi, ốc thì tỏa mùi bén hơi. Trước khi cắm câu cha tôi dậm một khoảng đất nhỏ cho bằng dẹt lúa để ếch dể nhìn thấy miếng mồi. cắm xong 1 vòng là trời cũng bắt đầu tối sẵm, trong khi chờ đến khuya đi thăm câu, cha trở về lấy đèn đi soi nhái soi ếch. Cha dặn bọn tôi khi đi soi ếch phải đi nhẹ nhàng không được tạo ra tiếng động lớn ếch sẽ sợ sẽ đi hết hoặc là rút vào hang. Ban đêm ếch thướng ra khỏi hang đi kiếm mồi đó là những con côn trùng trong lúa, trong cỏ hoặc những nơi ẩm ướt như cặp mé mương, bãi đất dày cộm lá sau trận mưa to, để ếch không phát hiện có người đến chúng tôi không vạch bụi rậm ra mà soi ếch chỉ rọi đèn với những chổ trống để mà soi ếch và khi thấy phải chụp thật nhanh không thôi nó chạy mất vậy mà có khi còn bị hụt nữa. Cha tôi có kinh nghiệm bắt ếch nên chụp rất hay hiếm khi con nào hụt lắm .

 Soi ếch đến khuya là lúc có thể đi thăm câu được rồi, chúng tôi thích thú chờ xem cha dỡ từng cần câu ếch. Vào mua mưa có nhiều thức ăn nên những chú ếch sinh sôi phát triển rất nhanh, con nào cũng to tròn cả. 2 chúng tôi còn giành nhau nhồ cần câu để được cầm thử ếch . Xa xa trên cánh đồng cũng có các chú các bác đi soi ếch, bác Tư xóm tôi có cách bắt ếch độc đáo lắm đó là thục hang ếch, bác đẻo 1 khúc cây cho nhẵn,  một đầu nhọn vừa thử độ sâu của hang vừa dồn ếch về cuối hang để dể bắt .

 Ếch đồng có thể chế biến nhiều món ngon, thêm phong phú cho bửa cơm hàng ngày nào là ếch xào lăng, kho xã ớt, ếch cà ri.
Ếch xào lăn
 Mẹ biết 2 anh em tôi thích nhất là ếch xào lăng nên lần nào cha soi ếch được những con ếch to mẹ đều làm món này cho bọn tôi ăn. Còn bọn tôi cũng biết làm phụ giúp mẹ cho nhanh rồi đi tìm hái lá cách.

 Những khu vườn cánh đồng ruộng quê tôi đã cho chúng tôi biết bao sản vật ở miền quê chỉ cần đi soi bắt ếch, giăng lưới bắt cá rồi ra vườn hái các loại rau rừng chế biến nữa là có bửa cơm ngon lành. Trong khi mẹ xào ếch thì chúng tôi cũng hái cả rổ lá cách về cho mẹ xào chung. Ếch xào lăng cho thêm nước cốt dừa, lá cách non, rắc lên ít đậu phộng, nhiều gia vị hòa chung với nhau thoảng hương thơm ngào ngạt .

 Bửa cơm chiều cùng với món ếch xào lăn anh em bọn tôi ăn no căng cái bụng, thịt ếch dai dai ăn ngon như thịt gà vậy nhất là đùi ếch, thịt chắc và nhiều nữa. biết bọn tôi thích ăn nên lúc chặt ếch mẹ luôn chặt phần đùi ra để dành cho bọn tôi. Hôm nào soi được nhiều ếch cha tôi vui lắm vì vừa có món ăn cho bọn tôi vừa bán kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

 Quê tôi là vậy, ruộng lúa vườn cây sau nhà không chỉ cho những mùa màng bội thu mà cho những sản vật có thể nói là đặc sản miền tây. Cho người nông dân niềm vui giữa chốn quê yên ả.
ếch không chỉ là món ăn ngon như những người miền quê như chúng tôi mà đó là món ăn ưa thích đối với rất nhiều người nơi phố thị. Từ trong hang bùn, dưới ruộng sâu ếch được nhiều người đón nhận như một loài sản vật quen thuộc, loài đặc sản bổ dưỡng có hương vị đáng nhớ .

 Ngày trước ở quê ếch nhiều lắm đến mùa mưa là quê tôi lại náo nhiệt với những âm thành quen thuộc, tiếng người hỏi nhau chuyện đi bắt ếch, tiếng chẻ tre vót cần cần câu của những người nông dân. Ngày nay những điều ấy dần trở nên hiếm hoi ít gặp kể cả vùng nông thôn vì ếch tự nhiên không còn  nhiều .

 Những nhu cầu thưởng thức món ăn từ ếch lại tăng lên nhiều vì vậy nhiều người dân quê tôi đã tìm cách nhân giống ếch để nuôi cung cấp nguồn ếch thịt cho thị trường, vừa nhanh vừa đảm bào số lượng. Xã hội phát triển nhiều đồ vật được tạo ra nhanh lẹ nhờ máy móc, cây trồng vật nuôi cũng dựa vào những kỹ thuật tiến bộ để mang lại năng xuất cao, chính vì vậy những hình thức làm nghề thủ công hay những kiểu đánh bắt dân dã cũng dần ít đi .

 Nhu cầu cuộc sống càng cao con người cần phải gánh vác nhiều việc để mưu sinh, dần dà con người không có nhiều thời gian để được hòa mình với thiên nhiên để được thưởng thức những món ăn nơi miền quê dân dã. Những mùa bắt ếch trở thành  những mùa thương nhớ trong ký ức tôi, đó là những ngày cùng cha ra đồng bắt ếch. Tiếng ếch nhái kêu râm rang cả khoảng trời đêm yên tĩnh nơi quê nhà sẽ mãi là những âm thanh thân thiết trong trẻo khơi gợi cảm xúc nhớ thương dân trào của người xa xứ .





Thursday, March 30, 2017

Ngọt ngào hương vị cây mía quê tôi miền tây nam bộ

 Quê hương là chiếc nôi cuộc đời của mỗi con người khi đi xa nỗi nhớ niềm thương cứ vương vấn trong lòng, ký ức của người này là một triền xanh lục bình nhấp nhô theo con nước đua nhau bung nở những đọt non, ký ức của người kia là một dòng sông ngay ngáy mùi đất phù sa xuồng ghe sớm chiều xuôi ngược .

các bài liên quan :
ngọt ngào cây mía quê tôi

 Còn với riêng tôi nỗi nhớ khôn nguôi lại là bạc ngàn những cánh đồng mía quê hương, nơi khoảng không bình yên ấy tôi đã gữi lại tuổi thơ hồn nhiên trong trẻo của mình. Con đường tôi ngày 2 buổi đi về luôn có những hàng mía sạt sào ve vẫy và tôi luôn nhớ nhiều lắm những cây mía quê mình. Bao mùa mưa nắng qua đi cây mía vẫn bền lòng với người nông dân lặng lẻ cất thêm cho đời hương vị ngọt ngào.

 Quê hương tôi không có những bụi tre nối tiếp nhau mọc thành hàng thành lũy nhưng bù lại đã có những cánh đồng mía, những hàng mía chạy dài trên những bờ líp, bóng của chúng cũng đủ che mát và đủ rộng để làm chổ cho chúng tôi bày trò đánh trận giả hay ê a bên trang sách học bài

 Cây mía sống dung dị không đòi hỏi đất phù sa càng không chê đất nặng phèn, mía con lớn lên từ những hom mía già. Người trồng chặt ngọn mía thành nhiều hom nhỏ sau đó đặt xuống những rảnh đất rồi từ đó mía lớn lên theo năm tháng. Mía dể sống chỉ cần bàn tay chăm chút của con người lúc còn non, một khi mía bén rể vào đất là lúc mía tự lực gánh sinh lo vương mình đón nắng tích góp chất ngọt tinh túy của đất trời.
Thân mía không cao lớn như thân tre nhưng lại cho trẻ nhỏ thôn quê một món ăn chơi, một hương vị ngọt ngào khó quên. Xóm tôi ngày đó có dì 4 bán mìa ghim là ngon nhất, mà cũng rẻ rề hà, có 500 hay 1000 đồng là mua được vài ba cây mía ghim rồi. Dì Tư thương trẻ con lắm nên đứa nào quên mang tiền là dì cũng cho luôn không thôi bọn nó phân bì với chúng bạn.

 Trãi qua cuộc sống bao thăng trầm vô bề, con người ta mới biết được tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp nhất cho dù đó là một tuổi thơ còn nhiều thiếu thốn nhưng không thề nào quên được những kỹ niệm ngọt ngào cũng như cái vị thanh thanh mát lạnh nơi đầu lưỡi của những chùm mía ghim này vậy .Nhiều lần nhìn lên bầu trời xanh trong mía cũng ước mơ làm mây trắng, bồng bềnh khắp nơi, thế là ngày kia mía bung trổ ngọn cờ mềm mại cứ thế phất phơ theo gió lay, mùa mía trổ cờ cũng mang theo mùa săn chuột đồng trên quê hương mình.

  Trong trăm ngàn thú vui ở miền tây nam bộ không thể thiếu thú vui đi săn chuột đồng, đào hang làm ổ trong những ụ đất ở ruộng mía nhiều lắm.Tranh thủ mùa chuột đồng rộ Tía và các chú trong xóm chuẩn bị xà beng đào đất nào bẩy chuột, đi săn chuột bắt song nướng chuột ăn liền giữa ruộng mía thì cũng ngon hết sảy .

xem thêm : Ẩm thực miền tây , Những món ăn chế biến từ Chuột đồng

 Tuổi thơ tôi lớn lên bởi tình cảm bao bộc từ quê nhà, bởi hương mía ngọt ngào tỏa ra từ trong bữa cơm gia đình, cùng với hạt gạo ngoài đồng con cá dưới kênh khúc mía ngọt trên cạn góp hương vị cho món cá kho mía thêm đậm đà. Thú vị nhất là khi má mang khoai lang đi chiên rồi ngào vào đường mía, khi khoai lang nguội đường mía non sẽ sánh lại trên mặt bánh lúc đó có màu vàng óng ánh trong thật ngon mắt .

 Cả đời mía giản dị không cầu kỳ sống bám đất tựa gồ cây dại ngọn cỏ ven sông, mía như người bạn tâm giao chứng kiến biết bao đổi thay trên quê hương. Những người nông dân yêu thương lắm cây mía nên cũng gắng bó suốt bao mùa nắng mưa với những líp mía, ruộng mía. Vùng đất chua phèn nhiều lao sậy mọc hoang ngày xưa giờ đã hóa thành vùng đất ngọt bạc ngàn sắc xanh của mía. Bao giọt mồ hôi mặng đắng đã rơi xuống kết lại thành vị ngọt trên từng thân mía. Hiểu được bao nổi cực nhọc, mía vẫn thương người trồng nên mỗi mùa mía đi qua thân mía lại thêm sắt ngọt vị đường, sống không hoài phí một đời mía.

 Những cây mía ngoài đồng đến với nhà máy, những thân mía rắng chắc qua bao mưa gió đến với nơi ồn ào tiếng động cơ để cống hiến tất cả những hương vị ngọt ngào. Chất mật tinh túy của mía ngày nào giờ đã hóa thành những hạt đường trắng tinh cho đời. Đường mía có hương vị rất riêng, thanh đậm vừa phải không thua kém gì đường thốt nốt đồng thời có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon.

 Và cái sự chân chất của người miền tây cũng ngọt như đường mía, cái lối sống dung dị nhưng đậm đà tình nghĩa ấy qua bao đời vẫn không thay đổi. Thế nhưng vẫn còn đó những mùa mía không ngọt, mía rớt giá mía bị đốn bỏ mang theo nổi trăn trở của những người luôn muốn giữ lại cây mía quê mình. Vị đường sắt ngọt cũng đã bao lần hóa thành vị đắng chát trên từng số phận nhà nông, đất trồng mía đã bao lần bị bỏ hoang, làm nơi cho cỏ dại sinh sôi, những nỗi buồn mùa mía đắng in hằng trên những thân mía đã dạn dày sương gió .

 Vậy mà có ai ngờ đâu mía vẫn tốt tươi vẫn phũ xanh đất đai quê mình những khi được trồng lại, chỉ cần bén rể xuống đất là múa sẽ không bao giờ ngừng đón nắng tích đường với hy vọng mùa mía này sẽ là mùa vui. Theo dòng nước cuộn đỏ phù sa mía đi trăm ngã mía về trăm nơi mang theo hương vị ngọt lành đến với mọi người .

 Giờ đây con đường tôi đến trường không còn những trụ mía những tán mía theo gió sào sạt bên cạnh, trãi ra trước mắt là những con đường đô thị dẫn tôi đến giảng đường đại học . thấp thoáng bởi xe chiếc xe bán nước mía ép cũng gợi lên biết bao kỹ niệm của miền quê ngày nào. Mía đến nơi thành thị trở thành thức uống giải khát mát ngọt xua đi cái oi nồng của nắng gió bụi đường , nhấp nháp cái vị thanh thanh của lý nước mía ép, mà vị ngọt tan nhẹ trên đầu lưỡi hòa theo nỗi nhớ da diết về những mùa mía đã đi qua.


 Giờ này ở quê chắc Tía Má và bà con quê mình cũng đang thu hoặc mía nhưng vẫn còn đó những trăn trở cho những mùa sau thế nhưng mía sẽ không buồn đâu, mía sẽ tha thiết ngọt ngào, mùa mía đến hẹn rồi sẽ  lại lên. Những thân mía già nằm xuống ch những mía con bung chồi kết lá để vị ngọt cứ thế và còn mãi đến bất tận cho mùa sau, mùa sau nữa

Wednesday, March 29, 2017

Ký ức miền tây , nhớ mùa khoai lang quê tôi

 Từ lâu khoai lang tuy không phải là loại lương thực chính nhưng là thứ thức ăn quen thuộc với bao người từ thôn quê đến thành thị, có lẻ vì thế với mọi người khoai lang rất đổi bình thường, nhưng với tôi người sinh ra và lớn lên trên mãnh đất chuyên canh trồng khoai thì nó luôn gần gủi, thân thương gợi cho tôi bao ký ức về những mùa khoai nơi quê nhà .

Bài viết liên quan : 

Ký ức về cây dừa nước ở miền tây quê tôi
Ẩm Thực Miền Tây - nhớ mãi cá lóc nướng trui ở U Minh Thượng
Ẩm thực miền tây , Những món ăn chế biến từ Chuột đồng
Ẩm Thực Miền Tây - Cá Bống Dừa Đậm Chất Tình Quê Hương Sông Nước Miền Tây
Ẩm thực miền tay - Mắm Ba Khía , món ăn đậm đà hương vị quê hương

nhớ mua khoai lang ở miền tây

 Tôi nhớ ngày xưa mùa gặt lúa xong ba tôi lại tất tả chuẩn bị bắt đầu cho mùa khoai lang mới, vì ở quê tôi ngoài cây lúa là cây trồng chủ lực trong sản xuất, khoai lang cũng là một trong những loài cây lương thực mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà nông. Mà thời ấy bà con trồng khoai lang bằng kỷ thuật thủ công truyền thống dựa vào sức người là chủ yếu nên mùa vụ khoai nào người trồng cũng tốn nhiều côn sức thời gian ở các công đoạn .

 Do trồng khoai lang là nghề để mưu sinh nên bà con ở quê tôi cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm với loại cây trồng này từ khâu chọn giống đến khâu thu hoặch. Vào mùa khoai lang quê tôi nhộn nhịp đông vui lắm, mỗi người mỗi việc có khi trời đã đứng bóng mà chằng ai chịu nghĩ tay, bàn tay lao động của họ cứ thoăng thoắt hăng say với công việ. Bởi nhà nông mà, đã làm là phải làm cho hết, cho xong rồi mới tính chuyện khác. Có lẻ đây là cốt cách, làm nên tâm hồn mộc mạc chịu thương, chịu khó của người dân quê tôi .

 Một vụ khoai lang thường kéo dài hơn 4 tháng, khoảng thời gian này ba má tôi và mấy chú thím đều ở suốt ngoài ruộng khoai, vì những giai đoạn trồng cho đến thu hoạch khoai gần như là liên tục, ai nấy cũng quen rồi cái cảnh 1 nắng 2 sương. Cuộc đời nhà nông là vậy đó cần mẫn lao động để vun trồng cho ruộng khoai tốt tươi để hy vọng một mùa khoai bội thu .

 Đến ngày chuẩn bị thu hoạch khoai, má tôi thường phải đi dọn dây khoai trước cho sạch đất vì như vậy hôm sau ba và mấy chú cuốc đất dỡ khoai sẽ đở nhọc công và kịp công việc trong ngày. Mùa khoai nào cũng vậy gia đình của chú tư chú bảy thường qua nhà tơi làm dần công, mà hình như ngày trước ở vùng quê tôi nhà nào cũng vậy hể nhà ai thu hoạch trước thì báo cho bà con biết để mọi người sắp xếp làm. ở quê tình nghỉa với nhau là chổ đó, phải chăng nhờ vậy mà tình làng nghĩa xóm luôn thắm đượm sự chia sẽ, đoàn kết .

 Hồi nhỏ tôi mê nhất là theo ba ra ruộng dỡ khoai, bởi khoai được trúng mùa nhát cuốc nào kéo lên cũng có nhiều củ khoai to. Thấy ba và mấy chú cuốc khoai gọn mà dể dàng nên tranh thủ lúc họ nghĩ tay là tôi cuốc liền. vì sợ cuốc cạn đứt khoai và không có kinh nghiệm nên tôi cuốc thật sâu vào lòng đất. chỉ vài cuốc thôi mà tôi đã làm hết nổi vì cuốc đất nặng quá, mà có vậy tôi mới biết được sự nhọc nhằng của ba má và bà con quê tôi và cái nghề trồng khoai cũng cần lắm kinh nghiệm thì mới làm được dể dàng .
Nghề trồng khoai thì nặng nhọc như vậy hầu như ở công đoạn nào cũng cần đến sức người là chủ yếu, có lẽ vì điều đó mà cây khoai lang cũng thương người lao động nên mùa thu hoạch đến củ khoai cũng đều, to và ngọt. Thành quả đó có được phải chăng từ bao giọt mồ hôi đã rơi xuống trên những luống đất trồng khoai, để rồi dù lắm vất vã nhưng gặp năm khoai trúng mùa thì mọi mệt nhọc của ba má tôi và các cô bác cũng không còn quan trọng, cái vui làm người ta quên cực là vậy .

 Người trồng khoai như ba tôi và mấy chú thu hoạch xong vẫn còn nổi lo khác, đó là chuyện giá cả chứ mỗi khi mùa khoai lang trúng mà không được giá thì những nhọc nhằng trong lao động dường như quằng nặng trên vai họ bội phần. Thế nhưng dù lắm lúc khó khăn họ vẫn ngày ngày tích lũy kinh nghiệm học hỏi kỹ thuật cải tiến lao động và tiếp tục với nghề trồng khoai lang trên mãng đất quê nhà, bởi đây là nghề truyền thống đã giúp họ mựu sinh, cải thiện cuộc sống từ bao đời nay .

 Nghe ba tôi nói mùa khoai lang này không còn vất vã như những mùa khoai lang trước, những năm gần đây bà con đã chế tạo thành công các loại máy cày tự chế phục vụ cho nghề trồng khoai. Từ những công đoạn ốp vòng đất cho đến dỡ khoai thu hoạch đều có máy móc làm hết, thậm chí còn có xe đến tận ruộng nên mọi người đở nặng nhọc hơn trước rất nhiều .


 Một mùa khoai lang ở quê tôi lại bắt đầu và tiếng máy dỡ khoai và tiếng máy xe vẫn chuyển khoai cũng đã nổ giòn tan thay cho sức người vất vã. Dẫu biết rằng đời nhà nông vẫn còn lắm nhọc nhằng, nhưng tôi tinh rằng việc cơ giới hóa các khâu sản xuất và ứng dụng tiến bộ của khoa học kỷ thuật vào canh tác sẽ luôn là động lực và niềm tin để người dân quê tôi trong đó có ba má tôi thêm vững tin để phát triển nghề truyền thống nông nghiệp quê mình 

Thursday, March 23, 2017

Ký ức về cây dừa nước ở miền tây quê tôi

 Từ thuở đi khẩn hoang mở đất, người dân vùng sông nước Cữu Long quê tôi đã gắn bó mật thiết với cây dừa nước, từ trong đời sống vật chất đến tinh thần, hầu như đều có bóng dáng của cây dừa nước. Thấy dừa nước như thấy hồn quê sông nước miền tây, hình ảnh của loài cây này như đã in sâu trong tìm thức trong nổi nhớ thương của người dân quê tôi . 

Các bài liên quan :

Ẩm Thực Miền Tây - nhớ mãi cá lóc nướng trui ở U Minh Thượng
Ẩm thực miền tây , Những món ăn chế biến từ Chuột đồng
Ẩm thực miền tay - Mắm Ba Khía , món ăn đậm đà hương vị quê hương
Mặn mà hương vị lẩu mắm cá đồng ở miền tây
Ẩm Thực Miền Tây - Cá Bống Dừa Đậm Chất Tình Quê Hương Sông Nước Miền Tây



 Dừa nước là loại thực vật mọc hoang dày đặc ven bờ sông rạch nước lợ miền sông nước cữu long. Thân cây dừa nước mọc ngang dưới lòng đất chỉ có lá và cuốn hoa mọc lên trên. Lá non có hình trụ tròn dân gian gọi là cà bắp, lớn lên nở thành tào, hoa trái dừa nước chẳng mỏng manh, chẳng e ấp chỉ mộc mạc như bản chất thôn quê vốn có của nó, nhưng lại có sức sống mãnh liệt và đem đến nhiều nguồn lợi hữu ích cho biết bao người .

 Trái dừa nước là một trong những món ăn quên thuộc đối với tuổi thơ của trẻ em vùng quê. Có đứa trẻ miền tây nào mà chưa một lần thưởng thức và cảm nhận mùi thơm dịu nhẹ và vị ngọt thanh của cơm dừa nước. Hương vị quen thuộc ấy để thương để nhớ cho biết bao người .

 Dừa nước còn cho tuổi thơ chúng tôi những trò chơi thú vị , từ những cái bập bè chúng tôi có thể gọt đẻo chúng thành những món đồ chơi theo ý thích của mình. Trái banh bằng bập bè không được tròn đều, nhẹ, dể đá như những trái banh lông, banh nhựa của các bạn ở thành thị. Nhưng nó chũng cho chúng tôi những tiếng cười giòn tan, những vùng ký ức của tuổi thơ thật hồn nhiên .

 Quê tôi ở Gò Quao tỉnh Kiên Giang, nơi cái nắng cái gió từ sông cái lớn thổi vào lồng lộng, nhưng vẫn luôn ấm áp vì được bao bộc bởi dãy dừa nước bạc ngàn, mát rượi, ngoài thu nhập chính từ nghề trồng khóm, nghề nuôi tôm. Người dân có thể tận dụng nguồn lợi hữu ích từ dừa nước. Làm thêm nhiều nghề để thu nhập phụ thêm cho gia đình

 Nghề chầm lá, đốn lá, bán lá bó, lá tào là những nghề hình thành sớm nhất, vì ngày cưa nhu cầu sử dụng lá chầm thành tấm rất phổ biến. Người ta dựng nhà, lợp nhà, trường học, mái che cho xuồng ghe đều dùng là dừa nước. Có 2 loại lá chầm thành tắm dùng lợp trên nốc và lá xé dùng đề dựng vách. Tào lá dừa nước rất hữu dụng, phần nào cũng dùng được hết. Sau khi đổ lá ra phần sóng lá được chẻ đôi để làm thanh chầm.

 Nghề đốn và tách cơm dừa nước được hình thành sau nghề chầm lá, nhưng nó cũng là nghề đem lại thu nhập phụ tiếp cho gia đình trong khi nhàn rỗi. Thậm chí đối với nhiều gia đình không có ruộng đất, ít vốn. Nghề này đã là nghề mưu sinh chính của cả gia đình, có những gia đình theo nghề đã hơn 20 năm. Nghề chủ yếu lấy công làm lời, người ta gọi nôm na là của buông không vốn .

 Nhưng nghề nào cũng có sự khó khăn riêng của nó. Ngày xưa dừa nước mọc hoang rất nhiều, có ngày có thề đốn được đến mấy trăm quày mà lại gần nhà nữa. Nên nhà ai cũng có xuồng ghe, cũng có thể cột dây vòng theo con nước loi về nhà, còn bây giờ phải chạy võ máy đi tập hợp nhiều nơi mà có khi đi cả ngày cũng chỉ cao lắm hơn 100 quày, có bửa ít được vài chục quày là lổ tiền xăng .

 Vì đạo đức nghề nghiệp nên người lao động chân chính họ chẳng bao giờ bán cơm dừa qua đêm. Nên để kiếm được vài trăm ngàn họ phải mất thời gian 2 ngày. 1 ngày đi đốn sáng hôm sau mới chẻ lấy cơm dừa để chở đi giao cho mối ở các khu vực Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Rạch Giá. Mặc dù thu nhập bằng nghề này không được bao nhiêu. Người làm nghề tìm được niềm vui trong nghề có thể mang hương dừa đến với nhiều người. Để hương quê được gìn giữ trong tâm hồn của mỗi người con xa xứ .

 Tạo hóa đã ban cho cây dừa nước một sức sống mãnh liệt, giống như ban một nguồn đặc sản thiên nhiên, nguồn nguyên liệu dồi dào cho người dân nam bộ. Dừa nước từng bị tàn phá trong bom đạn trong chiến tranh. Nhưng sau đó chỉ cần một chút bùn, chút hơi nước, và những trái dừa nước rơi rụng thì sẽ nãy mầm mọc thẳng lên những tàu lá xanh mướt, thẳng như tính cách người nam bộ .
Bao năm qua dù vật đổi sao dời, dù con sông quê có bên lỡ bên bồi, dù con nước có khi đầy khi cạn. Hàng dừa nước vẫn đứng bên sông ru mình trong cơn sóng vỗ, vẫn bao bộc và làm bạn với người dân quê nghèo, để gợi nhớ gợi thương cho biết bao người con đất phương nam .


Sunday, March 19, 2017

Ẩm Thực Miền Tây - nhớ mãi cá lóc nướng trui ở U Minh Thượng

Những cánh đồng sậy bắt đầu trổ bông là biết mùa gió bất đã về, chẳng mấy chốc đông đi xuân đến Tết lại về khắp mọi nơi. Năm nào cũng vậy vào mỗi dịp giáp Tết, U Minh Thượng quê tôi lại rộn ràng vào mùa tát đìa bắt cá, dần dà công việc ấy đã đi sâu vào ký ức bao người dân quê tôi tự bao giờ. Từ xa xưa U Minh Thượng nổi tiếng là vùng lắm tôm nhiều, lại thêm là nơi đất rộng người thưa nên nhà ai cũng có ruộng vườn, mương đìa rộng lớn. Có đìa trũng tự nhiên nhưng hơi cạn được gia chủ đào sâu thêm để mùa mưa cá vào ở, có đìa được tạo ra do lúc lên líp trồng rẩy trong vườn tạo thành đìa. Mùa mưa các loài cá theo con nước vào đìa, mùa khô cá ra không kịp nên ở lại đìa sinh sống. Cuối năm chủ đìa đi một vòng xem lượng cá mỗi đìa, đìa nào nhiều cá, có cá to mới tiến hành tát, còn những đìa ít cá thì chừa lại để năm sau. Cứ luôn phiên như vậy nên Tết năm nào quê tôi cũng nhộn nhịp đón mùa bắt cá.




ẩm thực miền tây, cá lóc nướng trui


 Nhà ai chuẩn bị tát đìa thì hừng sáng sương còn phủ mờ ảo trên mái nhà thì chủ nhà đã dậy nấu sẳn bửa cơm sáng cho mọi người. Khi đặt máy bơm xuống đìa, gia chủ dọn cơm ra vườn nơi gần đìa đang tát để cúng đất đai, viên trạch, thần đình phù hộ cho máy móc chạy êm xuôi thu hoạch cá tôm đầy ấp. Mâm cơm trước cúng sau là mời những người bỏ công sang phụ giúp tát đìa. Ngày xưa công việc trong làng trong xóm mọi người đều dần cong cho nhau, việc nhà anh cũng như việc nhà tôi nên cái tình cái nghĩa bà con chồm xóm ngày thêm bền chặt.

 Trước đây người dân thường be bờ đắp đập lại để tát đìa bằng gào ngang, bằng thùng có khi tát cả thàng trời mới cạn. Ngày nay có máy bơm nên công việc tát đìa đở vất vả và rút ngắn thời gian hơn nhiều. Trong thời gian chờ nước cạn mọi người tranh thủ đi dọn cỏ, rau muống, bèo cho thông thoáng để chuẩn bị cho đem lưới xuống kéo cá. Cá trong đìa rất da dạng ngoài các loại cá đồng như. Cá rô, cá lóc, cá lóc bông, cá sặc còn có các loại cá trắng khác. Cá trắng ngoi lên trên mặt nước nên trước khi bắt cá đồng người ta thường kéo phần cá bên trên trước. Do phải bắt nhiều khớp mới xong, nên gia chủ đã chuẩn bị trước nhiều tấm lưới lớn được may kín chỉ chừa miệng bên trên để đổ cá vào rọng. Bồn cá được giăng ngay đường nước ra vào để cá sống và mạnh chờ ghe đến cân.
tát đìa bắt cá

 Khi nước rút gần cạn là lúc bắt đến cá đồng hay còn gọi là cá đen, cá đồng chúi sâu vào bùn nên phài ngâm mình trong bùn mò trong cỏ, trong hang, ngóc ngách vũng bùn sâu mới bắt được cá to. Ngày trước cá đồng sinh trưởng tự nhiên trong các ao đìa nên người dân quê tôi bắt được những con cá to nặng tầm 2 kg là chuyên bình thường. Những đứa trẻ ở trên bờ cũng nhốn nháo, chờ được người lớn cho phép là phóng xuống đìa mò cá ngay, sìn bùn văng đầy mặt bám đầy mình vậy mà đứa nào cũng hớn hở. Cảm giác được ngâm mình trong bùn lặn hụm mò cá thiệt là thú vị đối với những đứa trẻ miền quê như chúng tôi. Mỗi khi bắt được cá là mừng như được cho quà bánh, đứa nào trong nhóm bắt được cá to còn sót lại là được ngưỡng mộ dữ lắm. Niềm vui ấy rất đồi bình dị mà mang đậm hồn quê, nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ.

 Bắt cá song mọi người lại khai thông đường nước vào đìa lại, sửa sang lại đìa tạo môi trường sống cho cá, để cá tiếp tục vào đìa sinh trưởng. Sau khi lo dọn dẹp đìa  song thì thương lái cũng bắt đầu vào tận địa để thu mua cá. Ngày thường quan cảnh nơi đây yên ắn vắng vẻ, nhưng mùa bắt cá đồng giáp Tết lại nhộn nhịp hẳn lên. Tiếng cười nói của trẻ con, tiếng thương lái và chủ nhà thương lượng giá cả, tiếng các chú các bác bàn luận về lượng cá năm ngoái năm này và cả tiếng cá đang quẩy nước tung tóe trong chiếc mùng rọng cá.

 Mùa bắt cá đồng bà con không chỉ có thêm nhiều món ăn ngày Tết mà còn có thêm thu nhập để mua sắm Tết, thương lái cũng tất bật hết nhà này tới nhà kia để thu gom thật nhiều cá đáp ứng nhu cầu thị trường Tết. Cân cá có thêm thu nhập nhưng không ai cân hết bao giờ, lúc nào chủ đìa cũng lựa những con cá đồng to, mập ú, ngon lành đem đi rọng trong mùng cá để dành đãi khách dịp Tết.

 Bao giờ tát đìa xong chủ đìa cũng làm một bửa ăn tiếp đãi bà còn hàng xóm để ăn mừng thu hoặc được nhiều cá và cũng để cảm ơn mọi người đã đến phụ giúp nhà mình. Người dân quê tôi quan niệm, con cá bán ra tiền xài cũng hết nhưng đã có lòng lựa chọn con cá ngon để đãi khách thì cái tình cái nghĩa mới lâu dài khó phai.

 Bọn trẻ cũng tự thưởng cho mình một bửa cá lóc nướng trui, nhất là cá vừa bắt lên đem lụi ngay vào đống rơm hay đống lá chuối khô. Cá chín vảy cá khét bốc lên một mùi hương đặc trưng của cá đồng nướng trui, khiến bụng dạ cồn cào cả lên. Thịt cá còn chắc nịch, vừa thơm vừa ngọt ăn rồi nhớ mãi không thôi.
cá lóc nướng trui

 Cá chừa lại phần rọng sống, phần xẻ làm khô, bởi ở xứ cá nên chuyện làm khô làm mấm người dân nơi đây có rất nhiều kinh nghiệm. Chỉ nhìn phần ướp cá đã thấy hấp dẫn, nào tiêu, ớt, nước mấm, đường hòa lại với nhau cho ra một hổn hợp đậm đà. Sau khi ướp cá chờ khoảng 6-7 tiếng đồng hồ cho cá thấm gia vị là có thể đem đi phơi.

 Ngày nay do nhu cầu cung cấp khô cá đồng ăn Tết ngày càng nhiều nên các cơ sở làm khô ở chợ vùng U Minh Thượng vào dịp giáp Tết cũng nhộn nhịp hơn hẳn. Có các loại khô cá đồng như cá lóc, cá sặc rằng. Đó là các món khô đặc sản thơm ngon làm tăng thêm hương vị đậm đà trong ngày Tết cổ truyền dân tộc.

 Tết là lúc mọi người được ngập trong tình yêu thương của gia đình, con cháu vây quần về nhà ông bà, cha mẹ, để thăm và chúc Tết. Niềm vui hiện rỏ qua ánh mắt nụ cười của ông bà, cha mẹ khi được đón con cháu về sum vầy.


 Quê tôi là vậy, tát đìa xong đều chừa lại cá ăn Tết, nhà ai cũng có mùng rọng cá. Khi có khách đến chỉ cần xúc cá lên làm mấy món dân dã đãi khách. Mâm cơm ngày Tết có cá lóc nướng trui ông tôi vừa cạo vảy, có món khô cá sặc rằng ngoại làm sau hôm tát đìa, chỉ như vậy mà ấm lòng, mà đầm ấm Tết quê nhà, qua đó cũng thể hiện tính cách giản dị gần gữi thiên nhiên của người dân U Minh quê tôi. Ở Quê bửa cơm đãi khách khách trong mùa Tết dù không có nhiều món cao sang nhưng đậm đà hương vị Tết quê, nhờ vào những món ăn dân dã đồng quê. Trên bửa cơm ấy còn đầm ấm hơn bởi tình cảm gia đình gắn bó keo sơn hòa hợp, chính những kỹ niệm ấy cho ta nhiều cảm xúc hơn đối với Tết, đó là một nét chấm phá, làm nên bức tranh ngày Tết thêm đậm đà hồn quê xứ sở .

Thursday, March 16, 2017

Ẩm thực miền tây , Những món ăn chế biến từ Chuột đồng

Ngay từ khi đặt chân lên vùng đất nam bộ, người đi khai phá đã phải đương đầu với biết bao khó khăn thử thách của thiên nhiên. Họ phải đủ kiên cường, gan dạ và chịu đựng  để chinh phục rồi gắn bó với vùng đất này. Nhưng tạo hóa luôn công bằng với con người, sự trù phú của thiên nhiên đả giữ chân người đi mở cõi. Miền đồng bằng nam bộ giờ là vựa lúa lớn nhất cả nước nhờ lượng phù sa bồi đắp vừa là nơi dự trữ cá tôm nhiều vô số kể và các loại đặc sản khác như mật ong, trăn, rắn, rùa, chồn, các loài chim cò và có cả chuột .
Đi săn bắt chuột đồng ở miền tây 

 Để được sinh tồn giữa một vùng đất trù phú mà cũng lắm nguy hiểm này, con người đã phải liên tục sáng tạo ra vũ khí để chống lại thú dữ. Với ý chí chinh phục thiên nhiên , người dân đã sáng tạo nhiều vật dụng để khai thác nguồn đặc sản phong phú trong đó có thể nói cách săn bắt chuột rất độc đáo và thú vị. Và việc bắt chuột cũng mang lại lợi ích cho mùa màng, bởi chuột cũng là loài gặm nhắm, phá hoại cây lúa, củ khoai, ruộng khóm, từ đó các dụng cụ dần được chế tạo để săn bắt chúột  .

 Từ chiếc rập đất nặng nề cồng kềnh đến những chiếc lồng sắt gọn nhẹ cả những chiếc len tấm lưới cũng có thể làm dụng cụ bắt được chuột. Rập đất tuy nặng nhưng hữu hiệu nhất là khi gặp phải con chuột Cống Nhum hay Cống Lang to cũng không bị sổng, hể con nào sập bẩy là coi như hết đường thoát  thân. Những người có kinh nghiệm về săn bắt chuột đồng chỉ cần nhìn đường mòn chuột chạy để đoán hướng để gài rập, chiếc rập đất tuy cồng kềnh nhưng rất dể làm không tốn chi phí để mua dụng cụ, chỉ cần có ván có cây hoặc là thân bập bè, lá dừa nước là có thể làm được. Về sau để gọn hơn người dân còn dùng khung ép đất sét ép cho thật chặt tạo thành hình miếng vuông vuông như hình cái rập hoặc đổ xi măng cũng gài được. Mồi mà chuột đồng thích thường là khoai mì, khóm, gạo, lúa hoặc là ốc, khi gài rập xong để mồi vô trong rập để dẩn dụ chuột vào. Người gài rập cứ gài cho hết một vòng các nơi được dự đoán là có chuột, rồi có thể yên tâm về nhà nghĩ ngơi thông thả uống trà trò chuyện với nhau khoảng vài tiếng sau đi thăm rập hoặc gài buổi tối, đến sáng ra thăm thì chắc ăn hơn. Nói như thế để thấy độ chắc ăn của chiếc rập và cho thấy sản lượng chuột nhiều vô số kể .
Chuột đồng nướng mọi 


 Quê tôi còn có nhiều cách bắt chuột thú vị như đi đào hang, dậm cừu. Việc đào hang tuy vất vả hơn gài rập nhưng bù lại sẽ kiếm được nhiều chuột hơn và nhộn nhịp hơn hẳn. Người quen với cộng việc bắt chuột, họ sẽ dẫn đầu đi tìm hang ổ của chúng. Hang chuột  thường ẩn nấp trong bụi rậm, chổ đất dày, đất bị đùn cục ẩm ướt, vết chân và cùng phân chuột  dính lại biết ngay là cả ổ chuột  đang trú ngụ trong đó. Tôi nghe bác hai nói, loài chuột rất tinh ranh chúng thường đào thông các hang với nhau, để phòng khi bị vây bắt, chúng có đường thoát thân, quen gọi là hang cái và hang ngách. Biết chuột có tậm quán như thế nên khi phát hiện người ta không vội đào liền mà họ tìm xem hang sẽ thông ra đâu mà chặn các ngóc ngách lại, sau đó họ bắt đầu đào tìm bắt chuột  khi đào được 1 khúc hang mà vẫn chưa thấy chuột  bò ra là biết chúng đã dồn về cuối hang và đang tìm cách thoát thân. Lúc này người ta không đào thêm mà xách nước đổ vào cho ngập miệng hang, chuột ngợp nước sẽ tự động chui ra. Khi đó chúng đã yếu sức và không còn nhanh nhẹn rất dể bắt. Tôi cũng tham gia với người lớn việc canh chuột, hể thấy con nào định thoát thân là chặn lại ngay, tuy có hơi sợ một chút nhưng vì tính hiếu kỳ và thích vui nhộn nên cũng ráng làm gan, từ từ quen dần gặp chuột là không ngần ngại còn bắt chúng bằng tay luôn nữa. Người dân bắt chuột bằng cách đào hang là không bao giờ đập cho chúng chết như gài rập, phải bắt sống vì số lượng nhiều cần rọng lại hoặc đem bán chứ ăn 1 lần không hết .

 Một cách bắt chuột khác khá độc đáo và thú vị là dậm cừu, cách bắt chuột này có thể diển ra ở cánh đồng lúa vừa thu hoạch được chừa lại một khoảng hoặc là cánh đồng năng chuột trú ngụ lại nhiều. Nhóm người đi bắt chuột sẽ đi vòng quanh 1 khúm năng dự đoán là có chuột nhiều, do nhìn theo đất đùn cụt, họ bước mạnh chan để chuột sợ dồn về trong khúm cỏ năng, xung quanh cỏ năng rạp xuống chuột thấy trống không dám chạy ra. Nhưng cách bắt đó là khi có đông người và lâu lâu mới tổ chức bắt một lần. Còn người chuyên đi bắt chuột đồng để bán thì thường dùng cách gài rập chì rập sắt hơn vì cách này có thể tự đi gài một mình và lượng chuột cũng khá nhiều và hơn hết là bắt sống được chúng. Người gài rập sắt rập chì rất siêng năng tỉ mỉ, họ tìm theo lối mòn chuột chạy mà đăt rập, một đêm họ có thể đặt mấy trăm cái rập như thế. Cực nhọc vất vả là thế nhưng người dân quê tôi vẫn luông vui tươi vi người dân quan niệm lao động chân chính là vinh quan và họ thầm biết ơn thiên nhiên đã mang đến cho họ nguồn sản vật dồi dào này để họ có được công việc mưu sinh. Chuột gài rập lồng còn sống được cân hoặc là đếm cho các thương lái chủ vựa chuột rồi phân phối đi các nơi khác .

 Một loài gậm nhắm tưởng chừng có hại chứ không có lợi nay góp phần cải thiện đời sống người dân, người không có ruộng đất có thêm thu nhập ổn định, người trồng lúa được an tâm hơn cho cánh đồng của mình vào mua trĩu hạt, các nhà hàng thì có thêm một món đặc sản để thu hút khách, nói chung bắt chuột có lợi ích cả đôi đường. Chuột đồng xứng danh là đặc sản miền tây, vì thịt chuột đồng rất đa dạng trong chế biến và đặc biệt là món nào cũng ngon, ra khu vườn nhỏ hái nắm rao râm tiện tay lặt vài trái ớt cắt ít cọng bạc hà là có thề chế biến đến 2 món chuột, chuột nấu canh chua, chuột kho rau râm. Kể tới các món ăn của đặc sản miền tây này có hơn chục món ngon, nào là chuột nướng xã ớt, chuột nướng, khìa, xào lá cách  xào xã ớt đó là các món quê tôi thường chế biến từ chuột, còn ở các nhà hàng người ta nghĩ ra thêm nhiều món từ chuột đồng cho phong phú để thu hút thực khách như chuột ép lá chanh, áp chảo, rang muối, chuột  quay lu, chuột nướng chao, chuột  xào lăng, ôi vô số món ăn từ những chú chuột đồng .

đặc sản ẩm thực miền tây , chuột đồng

Chỉ từ những nguyên liệu trên mãnh đất quê nhà, cộng với thịt của loài chuột đồng hoang dã mà có biết bao hương vị khiến người xa quê còn nhớ mãi, từng thớ thịt chuột còn ngọt lịm dai dai, nhiều người còn ví ăn thịt chuột ngon như ăn thịt gà vậy. Có câu nhất nướng nhì chiên tam xào tứ luộc, nói tới món gì cũng không ngon qua món nướng. Nhất là khi ăn chuột đồng mới bắt về còn tươi, thịt chuột đồng vừa sạch vừa thơm hương vị đồng quê xứ sở, các món ăn từ chuột đồng đã gắn liền với người dân quê tôi từ bao giờ và đối với chúng tôi đó là món đặc sản vừa gần vừa thơm ngon. Những kiểu thưởng thức các món ăn dân dã như thế này làm sao để tìm  được giữa nơi phố thị ồn ào, những lo toan của cuộc sống dần cuốn con người vào quỷ đạo những hành trình, vội vả tất bật. Làm sao có nhiều thời giờ để ung dung thoải mái thưởng thức và cảm nhận thiên nhiên qua từng nhịp đập của thời gian. Tạo hóa lại một lần nữa cho chúng ta thấy sự công bằng, dẩu cuộc sống con người nơi phố thị có đầy đủ đến đâu thì họ cũng có những giây phút nhớ lại quê hương .





Sunday, March 12, 2017

Ẩm Thực Miền Tây - Cá Bống Dừa Đậm Chất Tình Quê Hương Sông Nước Miền Tây

Miền Tây không chỉ biết đến là quê hương của những vườn  cây lành, trái ngọt, ở đây còn có những dòng sông hiền hòa xuôi chảy, mang nguồn lợi tôm cá dồi dào trong đó có cá bống dừa. Một loài cá chẳng cao sang nhưng mang cả tình quê sông nước. Cá bống dừa thường sống môi trường nước lợ và nước ngọt, ven các con rạch, con sông lớn, đặc biệt nhiều nhất ở các nơi có bụi dừa nước, cá bống dừa to nhất khoảng nữa cổ tay trẻ con, thân đen trũi có vảy nhuyễn nhiều nhớt nên rất trơn, tuy nhiên chúng rất dể bắt và tập tính sống trú ẩn trong hang, hóc, khe giữa của các bập dừa, có lẽ vì vậy mà cá bống dừa luôn là đối tượng săn bắt của đám trẻ quê .
ẩm thực miền tây 
 Cá bống dừa có quanh năm nhưng mùa cá rộ nhất là tháng 6 đến tháng 8 âm lịch, thời điểm này bọn trẻ quê tôi vẫn thường ý ới gọi nhau cùng đi câu, bắt cá bống dừa, bởi đi câu được coi là cách bắt cá nhàn nhất. Là trẻ con nhưng mấy cậu con trai chốn quê rất thạo trong việc câu cá, từ làm cần câu đến tìm chọn mồi câu. Thông thường mồi câu được chọn là con trùng đất, đây là món khoái khẩu của những chú cá bống dừa đen nhũi, tuy cá bống dừa háo ăn, thả câu chẳng bao lâu là đã dớp mồi, nhưng câu cá phải kiên nhẫn chờ đợi, bởi không phải lúc nào cũng chọn đúng chổ có cá, vậy nên khi thì câu cạnh bờ sông khi thi phải thả mồi câu theo các con rạch nhỏ, để rồi cảm giác bồng bềnh trên chiếc xuồng câu chờ cá đớp mồi sẽ là kỷ niệm inh sâu về vùng sông nước thanh bình .

 Hồi ấy ngoài cách đi câu còn có cách mò cá bằng tay hay còn gọi là đi thục cá, cũng có thể bắt được cá bống, vào những ngày nước lớn cá bống len lỏi vào các bụi dừa nước trú ngụ, khi nước ròng mắc kẹt lại, cứ thế theo các bập dừa nhẹ nhàng một tay đặt chiếc rổ tre chặn ngách, 1 tay dung cộng tre thọc sâu vào kẻ hở, giữa hai bập dừa nước, để khi bắt được chú cá bống dừa đen nhẽm thì khoái chí vô cùng bởi có đứa trẻ quê nào mà không mê bắt cá .

 Với người lớn để bắt cá bống dừa họ thường phải dùng lợp sẻ được nhiều cá và cũng không tốn thời gian. thuở trước chiếc lợp được làm từ lá dừa nước, chăm lại và đan ốp vào nhau thành hình ống, lợp bằng lá nhưng cũng phải có hom lợp, chiếc hom lợp được làm từ những thanh trúc và bền bằng sợi dây bồng bong mọc hoang trong vườn, vì cá bống chui vào từ phần hom, nên hom lợp phải làm cho khéo và êm .

 Mồi để đặt lợp nhữ cá là các loài động vật có mùi tanh nồng như con ốc, con cua, con còng. Hồi xưa ở miệt sông này, cá bống dừa nhiều vô kể nên chỉ cần vài chiếc lợp bằng lá thôi cũng có thể bắt được cá đủ ăn cả ngày. Hồi đó đi bắt cá bống dừa đôi khi chỉ là thú vui, những lúc nhàn rỗi của những người chân lắm tay bùn để đổi món trong bửa cơm thường ngày chứ chẳng buôn bán gì .

 Cá bống dừa bắt về được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau nhưng có lẽ quên thuộc nhất trong bửa cơm gia đình ở thôn quê là cá bống kho tiêu, cá bống làm sạch vảy ướp chút gia vị và kho trong nồi đất thì quả là ngon hết sảy, vậy thôi mà cá bống dừa kho tiêu cũng thơm lừng một góc nhà quê .

 Cá bống kho tiêu thịt dai ngon ngọt vị phù sa từ sông rạch quê hương, hòa quyện cùng với sự mặn mà từ gia vị, cai nồng từ tiêu cùng với dĩa rau nhãn lồng luộc, ăn với cơm trắng thì không còn gì bằng. Bửa cơm gia đình với món ăn dân giả càng làm đong đầy thêm sự gắng kết của tình cảm gia đình để rồi những ai đã từng gắng bó với sông nước kênh rạch thì khó mà quên được món ăn quen thuộc quê mùa từ con cá bống dừa. Ca bống dừa không chỉ làm thức ăn hàng ngày mà nó còn có giá trị kinh tế tạo them nguồn thu nhập cho bà con .

 Những chiếc lợp cá được cải biến thành chiếc lợp tre, trúc bền đẹp và hơn, để bắt được nhiều cá, mỗi gia đình theo nghề bắt cá bống dừa thường tự đan cho mình khoảng trăm cái lợp trở lên. Người làm nghề bắt cá bống dừa hầu như ai cũng biết rỏ đặc tính của loài cá này để bắt chúng hiệu quả . thời điểm cá chạy nhiều nhất là con nước lớn, lúc này người dân tranh thủ mọi công đoạn cho việc đặt lợp bắt cá, người đặt lợp cũng phải biết chọn chổ hướng miệng hom theo chiều nước chảy để cá bống lội người dòng đánh hơi mùi chui vào, nơi thích hợp nhất là các mương rạch có nhiều cỏ , lục bình đặc biệt là ở các bập dừa nước. Tuy hơi khó lội nhưng trúng cá nên người làm nghề phải chịu thương chịu khó lắm, nếu biết đặt đúng chổ mỗi buổi như vậy có thể kiếm được vài kg cá là chuyện bình thường .


 Nhưng rồi theo thời gian, kinh tế phát triển, con cá bống dừa không chỉ là món ăn trong bửa cơm đạm bạc chốn quê, bây giờ nó được nhiều người biết đến và ưa chuộng như loại cá ngon của vùng sông nước phù sa, nhưng nó dần ít đi không có nhiều như ngày trước. Ngẫm ra cá bống dừa sông quê mộc mạc dung dị nhưng lại đậm ân tình để rồi nếu có dịp gặp cá bống dừa nơi đâu hay được thưởng thức món ăn từ cá bống dừa thì chưa chạm đến vùng ký ức xa xăm của chốn quê sông nước, vậy mới thấy chỉ cần con cá bồng, cọng rau đồng cũng đủ nuôi lớn tâm hồn những đứa con đồng đất , nuôi lớn những kỷ niệm tuy đơn sơ mà đông đầy dấu ấn tình quê sông nước .